KHÔNG HỌC ĐẠI HỌC VẪN CÓ THU NHẬP 20 – 30 TRIỆU/THÁNG

13-06-2018 11:12

Có một thực tế đã được chỉ ra rằng, số lượng cử nhân ra trường thất nghiệp hiện nay ngày càng tăng. Trong khi đó, các trường ĐH hiện nay đang tăng chỉ tiêu và mở thêm nhiều ngành đào tạo lại càng khiến lượng cử nhân, kỹ sư ra trường ngày một nhiều.

Chất lượng đào tạo tại các trường chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, số lượng người học đại học ra trường quá lớn so với nhu cầu tuyển dụng. Bên cạnh số đông các thí sinh đặt mục tiêu duy nhất vào đại học, thì giờ đã có ngày càng nhiều thí sinh từ bỏ con đường vào đại học để tìm lối đi riêng cho mình.

Đối với nhiều người, đại học không phải là con đường duy nhất. Trượt đại học hay không học đại học vẫn không thể dập tắt đam mê xây dựng cuộc sống thành công của những người trẻ này.

Kinh nghiệm "chống sốc" khi thi trượt

Trượt đại học có cướp đi tương lai của bạn?

Làm ông chủ nhờ... trượt đại học

Nguyễn Đình Cường (26 tuổi), sinh ra và lơn lên trên mảnh đất xứ Thanh đầy nắng gió, khó khăn. Cách đây 7 năm, anh đã từ bỏ ước mơ học đại học chỉ vì bởi thiếu 0,5 điểm. Bị trượt ĐH nhưng Cường không buồn, trái lại càng tăng thêm quyết tâm tự lực và vươn lên để vượt cảnh nghèo khó.

 

Cường chia sẻ: “Thời gian đó, may mà em trượt đại học, nếu lỡ đỗ thì không biết phải xử trí ra sao vì nhà em hoàn cảnh khó khăn, nhà chỉ có ít ruộng, bố mẹ quanh năm đi làm thuê mà vẫn chẳng đủ ăn, lấy tiền đâu ra để gửi lên cho em ăn học mỗi tháng”.

Thế nên em đã nói chuyện với mẹ, thật ngạc nhiên là bố mẹ em đồng ý luôn và cho phép em được tự quyết định tương lai cho mình. Loay hoay mãi không biết làm gì, có bạn rủ em đi làm thợ xây ở Hà Nội, lương lậu cũng chỉ đủ tiêu và nếu chi tiên hà tiện thì có thể để dành gửi về quê, nhưng em vẫn chưa đồng ý”.

Cường kể, có lần qua chơi nhà bạn, thấy làng nghề đá ở đó rất phát triển, Cường thấy các khối đá được xẻ ra hay tạc thành các tượng rất đẹp. Vậy là lần đó Cường xin đi học nghề làm đá. Càng học, càng làm thì Cường nhận thấy rất nhiều điều thú vị về các loại đá trong và ngoài nước, được chỉ dạy những bí quyết giúp đá xẻ ra dùng bền, không bị nứt vỡ…Học được gần 2 năm, Cường tính chuyện tự làm riêng cho mình và quyết định lựa chọn Hà Nội làm nơi để phát triển. Nhờ có những bí quyết chọn đá đẹp, bền chắc, nên cơ sở của Cường được nhiều khách hàng cảm thấy khá hài lòng rồi giới thiệu cho người thân.

Hiện tại, Nguyễn Đình Cường cũng đã có một cơ sở đá ở ngoại thành Hà Nội với hơn 10 người thợ. Theo Cường, ở Hà Nội có rất nhiều công trình, vậy nên các sản phẩm đá lát nền, ốp tường, bếp…tiêu thụ rất nhiều.

Công việc bận rộn, đi khắp các công trình ở nội, ngoại thành. Bình quân thu nhập của riêng Cường mỗi tháng cũng được đến vài chục triệu. Một con số ấn tượng mà không phải ai học đại học xong ra trường rồi đi làm từng ý năm có thể đạt được.

Vậy nên, các bạn học sinh lưu ý, nếu có thi trượt đại học chớ đừng vội buồn. Người ta vẫn thường có câu “Học tài, thi phận”. Khoảng cách giữa người đỗ đại học và trượt đại học chỉ hơn nhau bởi 2 từ “may mắn” mà thôi.

Ban Truyền thông ITPlus Academy

Bài viết cùng chủ đề