NHỮNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ MÀU SẮC DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

17-11-2019 21:50

Màu sắc sẽ quyết định vai trò quan trọng trong việc thành công hay không của mỗi tác phẩm. Một số màu sắc luôn có một ý nghĩa nhất định trong việc.Thế nên để đạt được kết quả tốt nhất, bất cứ designer nào cũng phải nắm rõ những lý thuyết cơ bản về màu sắc. Bài viết sau đây, ITPlus Academy sẽ cùng bạn đọc ôn lại một số lý thuyết cơ bản về màu sắc. 

Màu sắc là gì?

Hiện nay, thật khó để tìm được một định nghĩa chính thống của màu sắc. Màu sắc là”con” của ánh sáng. Màu sắc của các vật thể là màu sắc của ánh sáng xuất phát từ chúng. Màu là chỉ ba màu sắc chính là Đỏ, Vàng và Xanh. Từ 3 màu này chúng có thể pha trộn được tất cả các sắc khác nhau. 

Những thành phần cơ bản của màu sắc

Chúng ta có ba thành phần cấu thành giúp xác định màu sắc là độ màu sắc, độ bão hòa và độ sáng

  • Sắc độ (còn gọi là Hue): Sắc độ hiển thị vị trí trên vòng thuần sắc, nói cụ thể hơn là chúng đại diện sắc màu cơ bản của một màu.

  • Độ bão hòa (hay còn gọi là Saturation): Chúng đại diện cho độ màu màu của một màu sắc. Độ bão hòa thường có đơn vị là phần trăm.

  • Độ sáng (hay còn gọi là Brightness): Tương tự như độ bão hòa chúng sẽ có đơn vị là phần trăm. Ví dụ màu vàng có độ sáng 0% là màu đen, còn độ sáng là 100% ta sẽ có một màu vàng đúng nghĩa. 

Vòng tuần hoàn màu sắc

Khái niệm này đã bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước. Những vòng đầu tiên sẽ có các màu chính quây thành một vòng tròn. Sau đó chúng pha trộn các màu chính với tỷ lệ chính xác để có thể tạo ra màu thứ cấp và tam cấp. Vòng thuần sắc sẽ cho chúng ta thấy các mối quan hệ màu sắc một cách rõ rệt. Khi một màu kết hợp với màu nào đó để tạo ra ánh sáng trắng (đối diện), màu tương tự (nằm cạnh), màu bộ ba (3 màu đặt cách nhau 120 độ ở vòng thuần sắc)... và rất nhiều điều thú vị khác. 

Ta sẽ có các màu trong vòng tuần hoàn màu sắc gồm:

  • Màu cơ bản : Đỏ, vàng và xanh dương.

  • Màu bậc 2 : Xanh lá, cam và tím (hình thành từ việc trộn các màu cơ bản).

  • Màu bậc 3: Màu vàng cam, đỏ cam, đỏ-tím, xanh-tím, xanh lục và vàng xanh lục (hình thành từ việc trộn các màu cơ bản và màu bậc 2).

Bánh xe màu

Bánh xe màu đã manh nha xuất hiện vào năm 1666 bởi Isaac Newton. Theo ông thì bánh xe màu gồm các màu cơ bản là Đỏ - Cam - Vàng - Lục - Lam - Chàm -Tím. Đây cũng là 7 màu của cầu vồng. Còn phương Đông thì dùng 5 màu ăn theo lý thuyết về âm dương ngũ hành đó là  Trắng -Xanh - Đen - Đỏ - Vàng tương ứng với Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Thế nhưng sự thật cuối cùng đã được Thomas Young - một nhà vật lý người Anh chỉ ra là chỉ có 3 màu cơ bản là Đỏ - Vàng - Xanh dương. Các màu còn lại chỉ từ việc pha trộn mà thôi.

Hệ thống màu sắc

Chúng ta sẽ có 2 hệ thống màu chính (dựa vào phương pháp mà các màu sắc được tạo ra) đó là additive và subtractive. Additive có thể hiểu là pha màu theo cách cộng màu, subtractive có thể hiểu là pha màu theo cách trừ màu (phản chiếu). 

Additive: Việc pha màu theo phép cộng màu hoạt động với bất cứ vật gì phát ra ánh sáng. Khi chúng ta pha trộn các bước sóng khác nhau của ánh sáng thì sẽ tạo ra màu sắc khác nhau. Và càng thêm ánh sáng thì sắc càng nhạt và sáng hơn. 

Subtractive: Pha màu theo phép trừ màu hoạt động dựa bởi cơ sở ánh sáng phản xạ. Có nghĩa thay vì đẩy ánh sáng ra ngoài thì sắc tố phản chiếu bước sóng ánh sáng khác nhau sẽ xác định được màu sắc lên mắt người. 

Gam màu

Có thể nói gam màu là một cách để mô tả đầy đủ phạm vi của phổ màu sắc mà hệ thống có thể mô phỏng. Ngoài ra, một thông tin quan trọng đó là phạm vi của phổ màu sắc trong CMYK có thể khác với RGB. Lý do có thể lý giải là bởi tính chất hai hệ thống khác nhau, những màn hình khác nhau không phải lúc nào cũng hiển thị được màu sắc như nhau. Ngoài ra, các sự phản chiếu của ánh sáng không đều cũng có thể làm giảm độ bão hòa.

Hiện tại, ITPlus Academy có tổ chức các khoá học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:

Ban Truyền thông ITPlus Academy

Bài viết cùng chủ đề