Những quy luật thị giác quan trọng designer cần biết (Phần 1)

10-08-2020 23:41

Khi bắt đầu chinh phục lĩnh vực thiết kế siêu rộng và khó này chắc hẳn sẽ có rất nhiều người mông lung không biết phải bắt đầu từ đâu, nên học cái gì đầu tiên. Đáp án chính xác cho những thắc mắc là học những kiến thức nền tảng cơ bản nhất - nguyên lý thị giác. Vậy nguyên lý thị giác là gì hãy cùng ITPlus tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên lý thị giác là gì? Tại sao nó lại quan trọng?

Nguyên lý thị giác được hiểu là những thói quen thị giác tự nhiên, phát triển và hình thành theo quá trình sống của con người, được xem là nền tảng của đồ họa và thiết kế.

Các designer sử dụng nguyên lý thị giác để dễ dàng tiếp cận người dùng, người xem, giúp họ cảm nhận được sự tinh tế, nội dung thông điệp truyền tải của mỗi sản phẩm. Ngoài ra nguyên lý thị giác còn được coi là thước đo chiều sâu tâm lý của mỗi tác phẩm nghệ thuật.

2. Những vấn đề cơ bản của nguyên lý thị giác

Hình và nền 

Con mắt chúng ta thường bị thu hút vào một vị trí trên khung hình, gọi là điểm nhấn. Nhưng điểm nhấn đó sẽ không nổi lên nếu đằng sau nó không có một cái nền. Như vậy, khi chúng ta bắt gặp một hình thể thì sẽ xuất hiện ngay một mối quan hệ đầu tiên. Mối quan hệ Hình và nền.

Hướng dẫn tạo ảnh màu trên nền đen trắng bằng điện thoại cực độc ...

Cân giác

Khi quan sát diện tích một mặt phẳng ta nên đặt các hình thể ở đâu và như thế nào; đồng thời tương quan của chúng như thế nào là vừa. Vị trí của một hình thể sẽ cho ta giá trị khác nhau khi ta đặt chúng ở các vị trí khác nhau.

CƠ SỞ TẠO HÌNH, NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC - Trung tâm dạy vẽ TP HCM

Với một hình tròn và một hình vuông thì tâm của nó luôn là điểm tụ mạnh nhất; tập trung nhất. Và trong các hình có trục đứng; ví dụ như hình chữ nhật; ta hay đặt các hình thể nặng; hình thể lớn nằm ở phía trên của trường nhìn. Bởi đặt như vậy sẽ tạo được cảm giác bất ngờ, thu hút. Tương tự với các đường xiên; các hình ở phần đường xiên bên phải sẽ cho ta cảm giác nặng hơn ở phần đường xiên bên trái.

Yếu tố chính - phụ

Chúng ta cùng thử nghiệm bố trí hai hình tròn bằng nhau trên cùng một mặt phẳng. Lúc đó, mắt ta sẽ đảo qua đảo lại; không còn đứng yên một chỗ. Nguyên nhân là mắt ta không biết điểm dừng ở đâu; hai hình tròn đều có sự nổi bật như nhau. Các giải pháp để điều chỉnh sự hỗn loạn thị giác:

  • Sự bất ổn định trong thị giác sẽ được giải quyết khi ta đưa gần hai hình tròn lại với nhau. Mắt ta sẽ dễ nhìn hơn.

  • Giải pháp khác là ta làm cho một hình tròn này to hơn hình tròn kia. Hình to hơn sẽ có cảm giác quan trọng và nặng hơn.

  • Thêm hình tròn thứ ba; lúc này vị trí ba hình tròn tạo thành một vùng tam giác. Mắt ta nhìn thấy ba điểm của một hình tam giác và nhờ đó mà cảm thấy ổn định hơn.

Độ nhấn trong sắc độ

Độ nhấn trong sắc độ (đậm, nhạt, sáng, tối) có liên quan chặt chẽ với tương quan Hình – Nền, Chính – Phụ. Tùy vào mỗi bố cục mà ta có sự điều chỉnh để làm nổi bật yếu tố chính.

Các định luật thị giác

- Định luật về sự gần.

- Định luật của sự đồng đều.

- Định luật hẹp và rộng.

- Định luật của sự khép kín.

- Định luật của kinh nghiệm.

- Định luật của sự nhấn

- Định luật của sự chuyển đổi.

- Định luật của cân đối.

- Định luật của tương phản.

Để hiểu rõ hơn về các định luật thị giác, mời bạn đọc xem tại Những quy luật thị giác quan trọng designer cần biết (Phần 2)

 

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hiện tại, ITPlus Academy có tổ chức các khóa học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:

                                                                                                                                                                               Ban truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề