Những quy luật thị giác quan trọng designer cần biết (Phần 2)

23-08-2020 23:22

Nguyên lý thị giác được hiểu là những thói quen thị giác tự nhiên, phát triển và hình thành theo quá trình sống của con người, được xem là nền tảng của đồ họa và thiết kế. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phần 2 của Những quy luật thị giác quan trọng designer cần biết để biết rõ hơn về các định luật thị giác

CÁC ĐỊNH LUẬT THỊ GIÁC

1. Định luật về sự gần (Định luật về khoảng cách)

Do khoảng cách giữa các hình ảnh khác nhau nên những tín hiệu thị giác đưa lại cũng khác nhau.

Thông qua khoảng cách này, các nét, các điểm sẽ được tạo thành một mối liên kết nhất định, có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang, tùy vào bố cục của sản phẩm. Cũng chính điều này mà gây nên những tác động nhất định vào thị giác của người xem, có thể mạnh hơn hoặc kém hơn.

- Dàn đều: ||||||||||||||||||||||| -> không tạo hiệu quả thị giác

- Các cặp nối kết gần nhau: || || || || || || -> gây chú ý, tạo hiệu ứng thị giác

- Liên kết các nhóm: ||||| |||||| ||||| -> tác động mạnh đến thị giác

2. Định luật của sự đồng đều

Hình thể của các tín hiệu thị giác sẽ có sự giống nhau khi được xếp cạnh những hình thể khác xen kẽ. Mặc dù giữa các yếu tố này có khoảng cách với nhau, tuy nhiên chúng vẫn có sự liên kết với nhau. Điều này sẽ giúp cho hình thể có sự bao quát hơn, đồng thời các chi tiết nhỏ nhặt cũng được loại bỏ khỏi tầm nhìn của người dùng.

Và để tạo được sự đồng đẳng giữa các yếu tố với nhau thì đòi hỏi nhà thiết kế phải có sự thống nhất về cấu trúc, hình thể, chất liệu và màu sắc. Từ đó, tạo hiệu quả thị giác về mặt không gian giữa sản phẩm thiết kế với người dùng. Đây cũng là điều quan trọng nhất trong nguyên lý thị giác. 

3. Định luật hẹp và rộng

Trong nguyên lý thị giác, định luật hẹp và rộng hay còn gọi là định luật trước và sau đóng vai trò khá quan trọng. Các hình thể nhỏ và có khoảng cách hẹp sẽ được hiển thị ở phần trước của hình ảnh, còn những hình thể rộng hơn thì sẽ lùi về phía sau tương ứng như một background.
Dựa vào điều này mà tạo nên tính liên kết chắc chắn trong thiết kế. Tuy nhiên, tính chất của định luật này cũng sẽ có sự thay đổi nếu như có sự tác động của màu sắc. 

tìm hiểu về nguyên lý thị giác

4. Định luật của sự khép kín

Các hình thể của tín hiệu thị giác bằng nhau và giống nhau đặt cạnh nhau thì luôn luôn khép kín tạo cho thị giác cảm thụ được sự liên kết chặt chẽ của nó để trở thành một hình thể mới.

Dinh-luat-khep-kin

5. Định luật liên tục

Đây được hiểu là sự liên kết theo chuỗi giữa các yếu tố trong một sản phẩm thiết kế. Ví dụ, bạn thiết kế một bông hoa và yêu cầu các nét vẽ phải liền mạch với nhau, không có sự đứt đoạn. Điều này giúp cho thị giác của người dùng có sự thống nhất và liên kết chặt chẽ hơn. 

dinh-luat-lien-tuc

6. Định luật liên tưởng (định luật của kinh nghiệm)

Khi những tín hiệu xuất hiện 1 chiều hay một phía tạo cho thị giác cảm nhận được một hình thể vô hình hiện lên. Về cơ bản là những biện pháp kinh điển về sự dồn nén tối thiểu những tín hiệu thẩm mỹ nhằm biểu hiện tối đa cảm xúc của cái đẹp. Đồng thời cũng tạo nên những điểm hứng thú, tò mò cho người xem. 

Trong một bố cục hướng đi của những nét lớn gợi ta liên tưởng chiều hướng. Nét ẩn trở thành điểm dị biệt gây hứng thú tò mò. Cái thông dụng nhất của ngôn ngữ hình ảnh liên tưởng thường dùng hình thành trong quá trình lịch sử.

 

Hình ảnh 2 trong 1 đầy ẩn ý | Cộng đồng Designer Việt Nam ...

7. Định luật của sự nhấn

Khoảng cách của các tín hiệu thị giác càng gần thì sẽ nhấn mạnh hình tổng thể .Nhưng nếu càng xa thì hình tổng thể bi phá vỡ.

Những hình thể đường nét tương ứng với đường diềm. Những đường ảo này nối giữa các tín hiệu thị giác sẽ tạo cho thị giác 1 cái ảo ảnh hình có đường viền liên tục.

dinh-luat-su-nhan

8. Định luật của sự chuyển đổi (định luật âm dương)

Khi 2 nhóm tín hiệu thị giác xuất hiện trên 1 mặt phẳng mà có tỉ lệ kích thước đối tượng tương đồng nhau sẽ tạo cho thị giác một sự chuyển đổi .

dinh-luat-chuyen-dong

9. Định luật của sự cân xứng song song

Tất cả các tín hiệu thị giác khi xuất hiện mà có hình thể giống nhau ,diện tích bằng nhau thì nó tạo nên được tính chất cân đối song song.

dinh-luat-can-xung-song-song

Hy vọng bài viết này có ích dành cho bạn.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hiện tại, ITPlus Academy có tổ chức các khóa học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:

                                                                                                                                                                               Ban truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề