Quay video là một bước bắt buộc để có thể làm ra các video hay thông qua công đoạn xử lý hậu kỳ. Làm phim hay đơn giản hơn là làm video đều dựa trên một vài khái niệm cơ bản. Để cho các bạn có cái nhìn tổng quan hơn và từ đó tiết kiệm thời gian cho các bạn, ITPlus Academy sẽ giới thiệu 3 khái niệm cơ bản trong công việc làm video trong bài viết sau.
Cỡ hình
Để biên tập một đoạn phim, bạn cần rất nhiều cảnh mà chủ thể được quay với những cỡ hình khác nhau. Cỡ hình của chủ thể khác nhau sẽ thể hiện thông tin khác nhau, cho dù đó là những thông tin cho thấy người trong hình đang ở đâu, đang làm gì, họ là ai, hoặc họ đang nghĩ gì.
Nhìn tổng quan, chúng ta có các loại cỡ hình sau:
- XLS – Extreme long shot (Cảnh cực kỳ xa): Dùng cho địa hình. Chủ thể được quay không xác định được.
- VLS – Very long shot (Cảnh quay rất xa): Hậu cảnh là chính. Chủ thể được quay chiếm độ 1/3 chiều cao của khung hình.
- LS – Long shot (Cảnh quay xa): Chủ thể được quay chiếm toàn bộ khung hình, nhưng trọng tâm vẫn là hậu cảnh.
- MLS – Medium long shot #1 (Trung cảnh xa #1): Cảnh quay xa tầm trung, dưới đầu gối. Cỡ hình này thường phù hợp khi quay chủ thể đang cử động, nhằm mô tả hoạt động của họ.
- MLS – Medium long shot #2 (Trung cảnh xa #2): Cảnh quay xa tầm trung trên đầu gối. Cỡ hình này rất phù hợp khi diễn tả hoạt động khi chủ thể đứng tại chỗ.
- MS – Mid shot (Trung cảnh): Cỡ hình của cảnh quay này cắt ngang đoạn dưới bả vai. Phù hợp cho các đoạn phỏng vấn.
- CU – Close up (Cận cảnh): Cắt ngang dưới cằm. Dùng để chiếu nhân vật đó là ai và họ đang nghĩ gì.
- BCU – Big close-up (Cận cảnh to): Cắt ngang phần lông mày và cằm. Kịch tính nhưng có thể không tự nhiên.
- XCU – Extreme close-up (Cận cảnh cực kỳ gần): Chỉ tập trung vào mắt và mũi.
Góc quay
Góc quay sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới ý nghĩa của từng khung hình và cách truyền tải nội dung của cảnh quay đó. Góc quay bao gồm các loại sau:
- Eye Level: Quay đối diện và ngang tầm mắt.
- High Angel: Góc quay cao hơn chủ thể (Từ dưới đầu gối đến quá đầu 1 chút)
- Low Angel: Góc quay thấp hơn chủ thể
- Undershot: Đặt máy ảnh dưới góc thấp (Ứng dụng: chủ thể dần dần đi vào/ra khung hình)
- Overhead: Đặt máy góc cao (Ứng dụng: chủ thể đi vào khung hình, quay sau đầu chủ thể về hướng chủ thể đang nhìn hoặc quay từ trên cao hướng xuống chủ thể phía dưới)
- Dutch Tilt (Dutch Angle): Đặt góc máy nghiêng sang trái hoặc phải để tạo góc quay lạ.
Ống kính
Việc quay video với các loại ống kính khác nhau ngoài việc tăng chất lượng xử lý hình ảnh, chúng còn phải phù hợp với các cỡ hình và góc quay khác nhau. Một số mẹo lựa chọn ống kính như sau:
Bạn nên lựa chọn các ống kính với góc ảnh rộng khi:
- Làm các vật được thu hình trông nhỏ hơn và xa hơn
- Thu nhiều chi tiết và hậu cảnh
- Tạo ra một hành động kịch tính
- Làm phòng nhỏ trong có vẻ rộng hơn
Với các ống kính có góc ảnh hẹp, bạn nên chọn vì:
- Làm các vật được thu hình trông lớn hơn
- Giảm hậu cảnh trong cảnh quay
- Thay đổi điểm nhấn từ vật này qua vật khác
- Giữ cho một vật nào đó đang cử động trong khung hình có vẻ lâu hơn
- Giảm khoảng cách giữa các vật được quay
- Quay một buổi phỏng vấn không tập trung vào hậu cảnh
Với các khái niệm trên về các kỹ thuật quay video, các bạn đã có cho mình cái nhìn tổng quát nhất và từ đó, khi xây dựng kịch bản video, các bạn nên suy nghĩ thêm về các công đoạn quay cho từng cảnh để xử lý hậu kỳ thuận lợi và làm tăng hiệu quả nội dung của video đó
Hiện nay có rất nhiều khóa học thiết kế đồ họa với chi phí rất rẻ nhưng mang lại hiệu quả tốt cho người mới bắt đầu. Tham khảo một số khóa học:
Ban Truyền thông ITPlus Academy