SINH VIÊN CÓ ĐƯỢC ĐÒI BỒI THƯỜNG NẾU TỐT NGHIỆP KHÔNG CÓ VIỆC LÀM?

02-06-2018 17:03

Khi “học phí” thay bằng “giá dịch vụ đào tạo”,  điều khiến cho sinh viên và phụ huynh lo lắng nhất đó chính là chi phí bỏ ra để học đại học chắc chắn sẽ tăng.

Nhưng học phí tăng liệu có đi kèm với việc tăng chất lượng đào tạo hay không? Hay hàng năm vẫn có hàng nghìn sinh viên ra trường mà không có việc làm? 

Giảm chỉ tiêu tuyển sinh tại các trường Đại học không đảm bảo chất lượng 

Những điều cần làm ngay sau khi kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia

Học phí tăng theo giá, chất lượng đào tạo ra sao?

Cách đây không lâu, cô Pok Wong – cựu sinh viên Đại học Anglia Ruskin (Anh) – đã đưa đơn khởi kiện trường cũ của mình và đòi bồi thường số tiền khoảng hơn 60.000 bảng. Lý do là vì hai năm học tập ở đây chẳng mang lại cho cô điều gì, mặc dù cô có tốt nghiệp xuất sắc. Việc trường này khẳng định về “một nền giáo dục có chất lượng và triển vọng việc làm sau khi tốt nghiệp” là gian dối.

Nhưng đó là câu chuyện ở nước ngoài, còn tại Việt Nam chưa có tiền lệ.

Hằng năm, số lượng sinh viên ra trường không có việc làm vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Vậy mà sau này, học phí đại học có thể sẽ tăng theo giá, được tính đủ, tính đúng khi chuyển thành “giá dịch vụ đào tạo” như đề xuất của Bộ GD&ĐT.

 

Với tư cách là một trong rất nhiều bậc phụ huynh bàn về câu chuyện này cho rằng “học phí” hay “giá dịch vụ đào tạo” chỉ khác nhau về từ ngữ còn về bản chất vẫn là việc người học phải trả một khoản tiền để được học trong trường Đại học.

Vấn đề quan trọng là thời gian tới, Nhà nước sẽ giao cho các trường đại học được tự chủ, trong đó có việc tự chủ về tài chính. Nếu Nhà nước khoán trắng, thì toàn bộ chi phí đào tạo sinh viên sẽ phải lo, từ tiền lương của giảng viên, tiền mua sắm trang thiết bị… Nếu như vậy sẽ gây áp lực lớn lên người học.

Cùng suy nghĩ, sinh viên lo lắng: “Nếu như các trường nâng cao chất lượng đào tạo và xây dựng được một kế hoạch giúp sinh viên ra trường có việc làm ổn định, chứng minh được đồng tiền họ bỏ ra là xứng đáng thì chắc chắn nhiều người sẽ ủng hộ”. Nhưng ngược lại, nếu trường thu giá đào tạo cao mà chất lượng lại không tương xứng, thì sinh viên và gia đình của họ lại là những người thiệt thòi nhất. Liệu ra trường không có việc làm thì sinh viên có được trả lại những khoản chi phí đóng góp hay không?

Làm giáo dục không thể coi như kinh doanh

Khẳng định tăng học phí phải tương ứng với tăng chất lượng đào tạo, luật sư Bùi Đình Ứng cũng cho rằng Nhà nước nhất định phải có cơ chế quản lý, chứ không để các trường muốn định giá bao nhiêu cũng được.

Ví dụ, Nhà nước có thể khống chế bằng mức sàn và có quy định rõ những gì được tính vào chi phí đào tạo, những gì không.

“Làm giáo dục không thể coi như kinh doanh các mặt hàng khác được. Tất nhiên cũng phải có thu để đủ bù đắp cho chi phí đào tạo và có lợi nhuận một phần, nhưng không thể muốn tăng bao nhiêu thì tăng.

Bởi giáo dục đào tạo ra con người, đào tạo ra lực lượng lao động cho thế hệ sau, nên đòi hỏi người làm giáo dục phải có tâm, phải hỗ trợ hết sức cho người học.

Quan trọng hơn, nếu học phí tăng quá cao mà chất lượng đào tạo chưa tương xứng, đồng nghĩa với các trường đang tự đào thải mình" - luật sư Bùi Đình Ứng chia sẻ.

ITPLUS ACADEMY – HỌC VÀ LÀM VIỆC THEO DỰ ÁN THỰC TẾ

Các chương trình đào tạo của ITPlus được thẩm định và cấp phép bởi các trường đại học uy tín như Học viện công nghệ bưu chính viễn thông và Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh – Hà Nội, trong lĩnh vực Công nghệ thông tin; Thiết kế đồ họa truyền thông – Đa phương tiện. Đội ngũ giảng viên nhà trường đều là các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thiết kế đồ hoạ, có nhiều kinh nghiệm làm việc trong các dự án tại các doanh nghiệp. Các chương trình đào tạo được nghiên cứu, biên soạn kỹ càng, bám sát với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ITPlus còn xây dựng môi quan hệ, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn LG, Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viettel, tập đoàn FPT, tập đoàn CMC, VCCorp, Tinh Vân, Telsoft, ITSol, DCV, Esoftflow, Izisolution…nhằm cung cấp môi trường thực tập và làm việc chuyên nghiệp cho các bạn học viên sau khóa học. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, trường cũng đã thành lập và hoạt động Trung tâm phần mềm ITPSoft và Xưởng thực hành đồ họa. Đây là nơi mà học viên được tham gia các dự án thực tế ngay trong quá trình học tập. Với phương châm đào tạo “Học và làm theo dự án thực tế”, phần lớn học viên của ITPlus đều đã đi làm ngay từ khi kết thúc học kỳ đầu tiên.

Tham khảo các chương trình đào tạo tại ITPlus Academy

 

Ban Truyền thông ITPlus Academy

Bài viết cùng chủ đề