- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Standee là sản phẩm quá quen thuộc với các designer, các nhà tổ chức sự kiện. Nếu như bạn làm thiết kế ở một agency hay công ty bất kỳ chắc hẳn sẽ tiếp xúc ít nhiều với việc design Standee. Vậy nếu như bạn là một người mới, chúng ta cần biết gì về standee và các designer gạch đầu dòng những lưu ý gì về standee?
Định nghĩa về standee
Chúng ta có thể hiểu Standee là một tấm banner ở dạng dọc (đứng bởi giá chữ X), ngoài ra còn có standee dạng cuốn hay dạng để bàn. Standee thường được in ấn bởi nhựa PVC hay các công nghệ in ấn khác…
Standee có mặt ở các sự kiện, chương trình… ví dụ như quảng bá cho một bộ phim, một buổi workshop hay sự kiện khai trương. Standee sẽ đặt ở sảnh, trước cửa… các sự kiện, chương trình mà chúng quảng bá để khách hàng dễ dàng đọc được nội dung mà standee truyền tải.
Standee có thể có nhiều dạng chứ không chỉ standee đứng thường gặp
Các lưu ý khi thiết kế standee
Standee là một sản phẩm thông thường của designer nhưng mà chúng có có rất nhiều lưu ý khi thiết kế và in ấn. Chúng ta cùng tham khảo các lưu ý sau đây nhé:
Chọn đúng kiểu và đúng size standee
Như đã nói ở trên Standee có 3 dạng là standee đứng, cuốn và để bàn. Việc thiết kế standee nào phù hợp với không gian bạn phải bàn bạc với người tổ chức sự kiện. Sau khi tìm được kiểu standee phù hợp chúng ta sẽ lựa chọn kích thước thiết kế. Với bản thiết bạn có thể thiết với với size bằng ½ khi in ấn ( kích thước sẽ được quyết định bởi người đặt, tổ chức sự kiện hay sau bàn bạc), như vậy file psd vector có thể nhẹ hơn.
Một standee phù hợp là standee có kích thước “vừa vặn” với sự kiện
Đừng quá “ham hố” thiết kế tỉ mỉ trên standee
Khách hàng mục tiêu tiếp nhận thông tin từ standee sẽ tiếp xúc với sản phẩm của bạn từ xa, rồi mới lại gần đọc rõ. Thử tưởng tượng mà xem, một cái standee với chằng chịt thông tin và hình ảnh làm người đọc chẳng muốn tới gần rồi. Vậy nên, trên standee, người thiết kế phải làm nổi bật thông tin đặc biệt nhất, sắp xếp theo mức độ. Việc này đảm bảo rằng, dù khách hàng ở xa vẫn đọc và tiếp nhận thông tin của bạn được.
Ảnh dùng trên standee phải là ảnh chất lượng cao
Khi phóng to lên trên standee thì những ảnh lớn với mật độ điểm ảnh cao mới có thể đảm bảo được mức độ hiển thị. Nhất là khi banner thể hiện ảnh của một (vài) nhân vật nào trong sự kiện thì bạn càng phải ghi nhớ điều này - không được dùng ảnh bé. Dù máy in có xịn cỡ nào cũng không lấp đầy được “lỗi sai ngớ ngẩn” này đâu.
Hãy lựa chọn ảnh phù hợp để Standee khi được in ấn không bị vỡ
Chữ ở đâu thì đúng chỗ?
Đồng ý với các thông điệp chính sẽ nằm ở vị trí trung tâm, thế nhưng các thông tin khác như ngày giờ tổ chức, nhà tài trợ… sẽ ở vị trí khuất hơn. Ở góc khoen hay hay mép banner là vị trí cấm kỵ. Đừng bao giờ bao giờ quên để ý vị trí của chữ trong thiết kế standee, không chỉ mất đi các thông tin khác mà trông banner có vẻ lem nhem và thiếu chuyên nghiệp khi cố dồn chữ vào góc và dìa. Chúng ta có thể thay size, phông chữ thay vì cố nhét thông tin.
Nên sử dụng hệ màu CMYK
Hệ màu RGB (Red, Green, Blue) trông có vẻ sáng hơn với hệ màu CMYK (Cyan, Magenta, Yellow, Black), thế nhưng thông thường các nhà thiết kế sẽ sử dụng hệ màu CMYK để đảm bảo mức độ hiển thị phù hợp.
Hiện tại, ITPlus Academy có tổ chức các khoá học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:
Ban Truyền thông ITPlus Academy