TEXTTURE VÀ CÁCH PHÂN LOẠI TEXTURE

30-07-2019 00:09

Có thể ban đã từng nghe đến thuật ngữ “Texture” ở nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, đối với thiết kế, đây là một khái niệm với nhiều ứng dụng quan trọng. Các nhà thiết kế tin rằng, đồ hoạ không thể xa rời Texture, thế nhưng thực tế cho thấy, với các Newbie, khái niệm Texture vẫn còn mới và tương đối xa lạ. Do đó, bài viết hôm nay, ITPlus Academy tập trụng giới thiệu cho các bạn về Texture và cách phân loại chúng.

1. Texture là gì ?



Texture là một khái niệm để chỉ các tính chất có liên quan đến đặc điểm bề mặt của vật thể và có kích thước, hình dáng, mật độ, sự sắp xếp cũng như tỷ lệ của các thành phần cơ bản trong vật thể. Thông thường, các texture sẽ được nhìn thấy rất nhiều trong tự nhiên.
2. Phân loại texture

Thông thường, người ta chia Texture thành hai loại là Tactile Texture và Visual Texture.
a) Tectile Texture

Tactile nghĩa là chạm vào. Do đó thuật ngữ Tactile Texture gọi tên sự gồ ghề (3D), không bằng phẳng của một bề mặt, một sự vật mà ta có thể cảm nhận được thông qua chạm. Do đó, Tacile texture là một yếu tố được quan tâm nhiều hơn trong thiết kế 3D hơn là 2D. Các nghệ sĩ đã sử dụng nó một cách thông minh và linh hoạt để làm cho những tác phẩm của họ trong chân thực và ấn tượng hơn. Ví dụ như trong hội hoạ, người ta thường đắp chồng nhiều lớp sơn lên nhau để tạo hiệu ứng đỉnh gồ ghề, đó gọi là kĩ thuật Impasto. Tiêu biểu cho những thành công trong kĩ thuật Impasto có thể kể đến danh hoạ Vincent Van Gosh với những tác phẩm nổi tiếng của mình.
b) Visual texture

Nếu Tactile Texture có thể nhận biết thông qua chạm, Visual texture chỉ những ấn tượng có thể nhận biết bằng mắt nhìn thông thường, đó có thể là màu sắc, hình dáng, bố cục, xu hướng hay mật độ trong một bức ảnh. Nó còn là ấn tượng của texture do nghệ sĩ tạo ra bằng cách cố gắng tái tạo màu sắc và giá trị của các texture thực. Tính chất của nó không thiên về sự gồ ghề của kết cấu bế mặt như Tactile Texture mà liên quan nhiều đến ảo ảnh của kết cấu đó. Chính vì thế, nó được sử dụng nhiều trong kỹ thuật 2D.
Dù tính chất của 2 loại texture có khác nhau nhưng cả hai đều đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của bảng thiết kế.
Trên đây là những chia sẻ về định nghĩa texture và phân loại chính. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản ban đầu để có thể giúp bạn hiểu được texture là gì và từng bước tiếp cận nó.

Hiện tại, ITPlus Academy có tổ chức các khoá học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:

 

Ban Truyền thông ITPlus Academy

Bài viết cùng chủ đề