XU HƯỚNG THIẾT KẾ - PHONG CÁCH CÔNG NGHIỆP

26-09-2018 23:18

Có những màu sắc đang mang trở nên vĩnh cửu, có những giai đoạn lịch sử thế giới đã trở thành biểu tượng. Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử thế giới, đã có không ít những cảnh sắc đã trở thành cảm hứng vĩnh cửu cho các sáng tác nghệ thuật. Những nét han rỉ của các đường ống sắt, những bờ tường gạch sần sùi của các nhà máy San Francisco hay Nashville thời Cách mạng công nghiệp đã thổi hồn cho các nhà thiết kế sáng tạo ra trường phái thiết kế cực ấn tượng và vẫn còn được sử dụng ngày nay: Trường phái thiết kế Công nghiệp (Industrial Style). Hãy cùng ITPlus Academy tìm hiểu kỹ hơn về xu hướng thiết kế này và làm thế nào để áp dụng được chúng.

Khởi nguồn của xu hướng thiết kế Công nghiệp

Hẳn các bạn không còn xa lạ với xu hướng Retro hay Vintage – mang những thanh sắc đậm màu hoài cổ tới đời sống hiện đại. Xu hướng thiết kế Công nghiệp cùng với đó cũng được khai phá và mang đậm những đường nét xưa cũ. Vào những năm kinh tế suy thoái bắt đầu từ bong bóng bất động sản tại Mỹ vào 2007-2009, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng trở nên vô cùng khó khăn khi nguồn lực tài chính của Hoa Kỳ không đủ cho các nhà thiết kế có thể xây dựng nên một căn nhà đẹp với chi phí phải chăng. Chính vì vậy, phong cách thiết kế Công nghiệp được khởi nguồn và dần trở thành xu hướng thiết kế nội thất lớn mạnh nhất thời kỳ đó.

Sau khoảng thời gian bùng nổ mạnh mẽ của xu hướng thiết kế Công nghiệp tới thiết kế nội thất, các nghệ sĩ đã bắt đầu sử dụng chúng cho các tác phẩm nghệ thuật tranh vẽ của mình. Để rồi từ đó, các nhà thiết kế đồ họa bắt đầu tìm hiểu và sử dụng phong cách thiết kế Công nghiệp này vô cùng phổ biến cho các ấn phẩm thiết kế đồ họa. Xu hướng đó vẫn còn được sử dụng tới ngày nay.

Xu hướng thiết kế Công nghiệp có đặc điểm gì?

Lấy ý tưởng từ các xưởng sản xuất công nghiệp thế kỷ 20, nhiều người nghĩ rằng xu hướng thiết kế Công nghiệp mang âm hưởng của các màu sắc tăm tối hay khô khan. Tuy nhiên, mặc dù nó không mang cảm xúc tươi trẻ như các xu hướng hiện đại khác, nhưng nó mang đậm sự tinh tế trong từng đường nét.

Các đặc trưng chung của các thiết kế mang âm hưởng Công nghiệp đều hàm chứa các chi tiết sau:

  • Hòa trộn giữa một màu trung tính với tông màu xám hoặc nâu tối.
  • Các chi tiết trong thiết kế được tinh gọn tới mứ tối đa
  • Gợi nên các chất liệu tự nhiên như gỗ xỉn hoặc kim loại
  • Xuất hiện hình ảnh của các vật dụng công nghiệp như gạch, xà, ống nước hoặc các ống dẫn
  • Mang dáng dấp của các căn nhà chưa được hoàn thiện
  • Bề mặt thị giác của tác phẩm tạo cảm giác thô ráp, xù xì

Sau đây là một vài thiết kế mang đậm xu hướng thiết kế kiểu Công nghiệp

Đọc thêm

Ban truyền thông ITPlus Academy

 

Bài viết cùng chủ đề