“RẤT KHÓ ĐỂ THÍ SINH TRƯỢT ĐẠI HỌC”

20-01-2017 11:59

Theo quy chế năm nay, sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển một lần trong thời gian quy định, bằng phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi. Đó cũng là cơ hội mở để thí sinh dễ dàng đỗ đại học hơn. Ngoài ra, bên cạnh việc xét tuyển vào đại học bằng kết quả thi THPT quốc gia, nhiều trường còn xét thí sinh bằng học bạ phổ thông. Thí sinh chỉ cần đạt điểm trung bình ba năm học phổ thông từ 6,0 là có thể trúng tuyển đại học. Với quy chế xét tuyển "thoáng" như năm nay, rất khó để thí sinh… trượt đại học.

 

Theo Bộ GD&ĐT, đề thi năm nay được ra theo hướng đánh giá năng lực trên cơ sở đã thực hiện, kiểm nghiệm tại Đại học Quốc gia Hà Nội 3 năm qua.

Kỳ thi THPT quốc gia 2017 có các bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Trong đó, chỉ bài thi môn Ngữ văn thực hiện theo hình thức tự luận, các bài thi còn lại theo hình thức trắc nghiệm.

Mỗi bài thi Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội có 120 câu hỏi với 4 lựa chọn, với duy nhất một phương án đúng. Thời gian làm bài thi trắc nghiệm 150 phút. Bài thi ngoại ngữ gồm 50 câu, thời gian làm bài 60 phút. Riêng môn Toán có 50 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút.

Về môn thi, lần đầu tiên Giáo dục công dân được đưa vào kỳ thi cấp quốc gia. Tổ hợp môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) và Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) cũng lần đầu xuất hiện.

Trong số những môn thi trắc nghiệm, đáng chú ý, lần đầu tiên môn Toán thi trắc nghiệm. Thông tin này được công bố đầu năm học 2017 dấy lên luồng tranh cãi trong dư luận và giới chuyên môn.

Ngày 12/9, GS.TSKH Phùng Hồ Hải, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam, cho biết hội này đã họp và thống nhất quan điểm không đồng tình với việc tổ chức thi trắc nghiệm môn Toán.

Trong đó, lý do được hội đưa ra là việc tổ chức thi Toán trắc nghiệm quá gấp gáp, ảnh hưởng tiêu cực tâm lý cửa học sinh. Các nhà toán học cho rằng thi trắc nghiệm sẽ khiến học sinh sa vào học mẹo, học "vẹt", không đáp ứng được yêu cầu về tư duy, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.

Những năm trước, kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức chủ yếu ở các thành phố lớn, mỗi phòng thi có 6 mã đề. Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức ở 63 tỉnh thành phố trong cả nước.

Trước lo ngại về tính an toàn của kỳ thi, Bộ GD&ĐT quy định mỗi thí sinh có một mã đề thi riêng. Cụ thể, một phòng thi sẽ có 24 mã đề khác nhau nhằm hạn chế tình trạng quay cóp, trao đổi khi làm bài trắc nghiệm.

Tuy nhiên, việc tăng số lượng mã đề thi cũng chỉ mang tính kỹ thuật. Để đảm bảo khách quan, công bằng, nghiêm túc của kỳ thi, vấn đề mấu chốt vẫn nằm ở khâu coi thi, thanh tra, giám sát kỳ thi. Năm nay, lần đầu tiên các địa phương đứng ra gánh vác trọng trách của kỳ thi. Trước đây, họ chỉ chủ trì việc xét tốt nghiệp.

Bộ GD&ĐT đã có công văn đề nghị huy động giảng viên tham gia coi thi THPT quốc gia trên cả nước, đảm bảo đúng tinh thần quy chế mỗi phòng thi có một giảng viên đại học và một giáo viên THPT coi thi.

Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga khẳng định trong kỳ thi này, các khâu đều quan trọng bởi chỉ cần sơ hở nhỏ là sẽ ảnh hưởng lớn đến kỳ thi. Do vậy, bộ đã nhắc nhở các trường đại học phối hợp, các địa phương phải hết sức thận trọng thực hiện đúng theo quy chế. Công tác in sao đề áp lực hơn do số lượng tăng. Các khâu từ đề thi, coi thi, chấm thi đều có bộ phận an ninh giám sát, chặt chẽ.

Những năm trước, nội dung đề thi nằm trong chương trình 3 năm THPT. Năm 2017, đề thi sẽ chủ yếu trong chương trình lớp 12. Theo lý giải của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, thay đổi này nhằm giúp học sinh yên tâm trong việc chuẩn bị cho kỳ thi quốc gia có nhiều điểm mới như tăng cường đề thi trắc nghiệm, bổ sung một số bài thi tổ hợp.

Đề thi THPT quốc gia 2017 sẽ có kết cấu 60% câu hỏi ở mức độ cơ bản phục vụ cho việc xét tốt nghiệp, 40% câu hỏi ở mức độ phân hóa phục vụ việc xét tuyển vào cao đẳng, đại học.

Các câu được sắp xếp từ dễ đến khó, giúp các em không phải mất công đọc toàn bộ đề thi mà làm tuần tự từ đầu đến cuối, tránh việc lãng phí thời gian hay mất cân bằng của học sinh.

Thí sinh lưu ý, phải làm hết môn thành phần của bài thi tổ hợp, nếu không sẽ trượt tốt nghiệp. Thí sinh không nộp lại đề môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Sinh học, Giáo dục Công dân; nộp lại đề môn Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lý. Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, năm nay, khoảng 866.000 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó 75% (hơn 640.000 em) thi để lấy kết quả xét tuyển vào đại học. Lãnh đạo bộ này chia sẻ tại cuộc họp báo thường kỳ quý I rằng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học và cao đẳng sư phạm thuộc Bộ GD&ĐT là 392.000. Vậy, hơn 60,3% thí sinh dự thi sẽ trúng tuyển đại học. Nếu năm trước mỗi thí sinh chỉ được đăng ký nguyện vọng vào 2 trường (mỗi trường tối đa 2 nguyện vọng) thì năm nay không có giới hạn. Thí sinh có thể đăng ký một loạt ngành từ các trường có điểm chuẩn cao đến thấp nên mới có trường hợp một thí sinh đăng ký tới 48 nguyện vọng. Điều này giúp thí sinh tăng khả năng trúng tuyển.

Theo quy chế năm nay, sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển một lần trong thời gian quy định, bằng phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi. Đó cũng là cơ hội mở để thí sinh dễ dàng đỗ đại học hơn.

Ngoài ra, bên cạnh việc xét tuyển vào đại học bằng kết quả thi THPT quốc gia, nhiều trường còn xét thí sinh bằng học bạ phổ thông. Thí sinh chỉ cần đạt điểm trung bình ba năm học phổ thông từ 6,0 là có thể trúng tuyển đại học. Nhìn chung, với quy chế xét tuyển "thoáng" như năm nay, rất khó để thí sinh… trượt đại học. Năm 2017, Bộ GD&ĐT chủ trương hình thành hai nhóm xét tuyển ở khu vực phía bắc và phía nam để giảm số lượng thí sinh ảo. Ở phía bắc (từ Hà Tĩnh trở ra), nhóm do ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì. Ở phía nam (từ Quảng Bình trở vào), nhóm do ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chủ trì. Dự kiến, mỗi nhóm xét tuyển có từ 40 đến 60 trường đại học, cao đẳng sư phạm cùng tham gia. Đồng thời, việc tham khảo số liệu phần mềm lọc ảo chung của nhóm, các trường sẽ đưa ra điểm chuẩn phù hợp và điều này cũng giúp thí sinh không bị trượt oan.

Ban truyền thông ITPLus

Bài viết cùng chủ đề