- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Khi nói đến các vấn đề về tuyển dụng, các yếu tố và phẩm chất luôn được đặt vào “bàn cân” với các kỹ năng làm việc. Bạn có nghĩ rằng kinh nghiệm sẽ là phẩm chất tiên quyết để các nhà tuyển dụng chọn bạn không? Hay thái độ mới là vấn đề quan trọng? Cùng ITPlus Academy lắng nghe ý kiến được tổng hợp từ các nhà tuyển dụng nhé!
Thái độ “đánh chết” kinh nghiệm?
Nếu bạn nghĩ, nhà tuyển dụng chỉ quan tâm kinh nghiệm làm việc của ứng viên mà bỏ qua yếu tố thái độ làm việc thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Hiện nay, ngoài kinh nghiệm, các nhà tuyển dụng còn quan tâm tới thái độ, nhiệt huyết làm việc của ứng viên. Chẳng hạn, nếu bạn chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy thái độ nhiệt tình, chăm chỉ và trách nhiệm với công việc ngay từ những buổi đầu phỏng vấn chắc chắn bạn sẽ được lựa chọn. Còn nếu bạn nghĩ việc mình đã có kinh nghiệm và thể hiện một thái độ làm việc hời hợt, qua loa thì dù bạn có giỏi đến đâu, kinh nghiệm làm việc của bạn có xuất sắc thế nào thì bạn cũng sẽ bị loại ngay từ vòng đầu tiên.
Một trong những việc bạn cần làm khi ứng tuyển vào công ty là bạn cần phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy thái độ nhiệt tình của bạn với công việc. Các nhà tuyển dụng có thể nhận ra bạn có thái độ làm việc tốt hay không tốt nhờ vào những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra cho bạn. Bởi theo các nhà tuyển dụng việc tuyển một người có thái độ tốt, họ có thể dễ dàng chỉ bảo những thứ quan trọng hoặc trở thành trợ thủ đắc lực trong việc xây dưng và phát triển của công ty. Vì vậy, ngay từ lần phỏng vấn đầu tiên, ứng viên cần phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được thái độ, nhiệt huyết, kĩ năng cá nhân tuyệt vời, lời hứa hẹn, tính trung thực và sẵn sàng nỗ lực vì công ty. Điều đó chính là chìa khóa mang lại sự thành công cho bạn. Việc có thái độ làm việc tốt ngay từ những buổi đầu sẽ tăng khả năng bạn được “trọng dụng” về sau.
Bởi vì kinh nghiệm có thể tích lũy theo thời gian
Bất cứ điều gì cũng có thể học và tích lũy theo thời gian và kinh nghiệm cũng vậy. Có thể nhận thấy, những người mới ra trường, mới bước vào công việc thường không có kinh nghiêm. Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu quá cao về kinh nghiệm thì chắc chắn không có ứng viên nào đáp ứng được. Kinh nghiệm không phải được tính bằng số năm làm việc mà được tính bằng khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của một người nào đó. Nếu lấy số năm kinh nghiệm để làm thước đo kinh nghiệm chắc chắn sẽ không công bằng với những người mới có chuyên môn và trình độ. Kinh nghiệm được tích lũy dần theo năm tháng, chỉ cần bạn chuyên tâm học hỏi và không ngừng tìm kiếm những điều mới mẻ trong công việc, bạn sẽ có một lượng kiến thức cho riêng mình.
Vậy nên, kinh nghiệm là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ để bạn có được một công việc lý tưởng. Nếu thấy công việc nào phù hợp với mình bạn hãy dũng cảm nộp hồ sơ và sẵn sàng chinh phục họ bằng thái độ làm việc nghiêm túc, cầu tiến bạn nhé!
Còn thái độ thì không
Nếu kinh nghiệm có thể học hỏi được thì thái độ lại là thứ ngược lại. Thái độ là thứ chúng ta phải tự mình rèn luyện cho mình, tự mình bồi đắp ngay từ khi còn nhỏ. Nếu thái độ sống buông thả, không có trách nhiệm với những việc làm của mình thì liệu làm việc bạn có thể có được thái độ chín chắn, trưởng thành và sẵn sàng chịu trách nhiệm không? Liệu bạn có thể làm công việc của mình với thái độ nghiêm túc hay không?
Thái độ là thứ chúng ta không thể thay đổi trong ngày một ngày hai mà phải thay đổi dần dần như một thói quen. Nếu chỉ nhìn người khác làm một cách bài bản, có kỹ thuật và nghiêm túc thì bạn cũng sẽ làm được như vậy? Không dễ dàng để có một thái độ tốt với công việc, trừ khi bạn thật sự có trách nhiệm và đam mê với công việc của mình. Chỉ khi chúng ta tự mình thay đổi và bồi đắp thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm thì khi ấy chúng ta mới có thể có một thái độ làm việc được người khác ngưỡng mộ. Bạn đừng viện lý do dễ dàng bị phân tán tư tưởng, lý trí là của bạn và bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh được nó. Hãy ép mình vào khuôn khổ chuyên nghiệp không chỉ về kinh nghiệm mà còn cả thái độ.
Đọc thêm
Ban truyền thông ITPlus Academy