- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Xuất hiện tại Việt Nam gần 2 thập kỷ, Marketing là ngành chưa bao giờ ngừng “hot” đối với các bạn trẻ, nhất là những bạn mong muốn làm trong một ngành nghề năng động và thường xuyên đổi mới. Nhưng liệu bạn đã có đủ kiến thức về ngành marketing hay chưa? Hãy cùng ITPlus Academy tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau nhé.
Marketing thực chất là ngành nghề như thế nào?
Hiểu đơn giản, marketing là việc phát hiện ra các cơ hội kinh doanh và khai thác chúng một cách hiệu quả. Chức năng chủ yếu của marketing là “thu hút và gìn giữ” khách hàng thông qua chương trình marketing (còn gọi là marketing mix) với mô hình 4P nổi tiếng: Product (sản phẩm); Price (giá); Place (phân phối); Promotion (khuếch trương, xúc tiến). Cơ hội kinh doanh chính là các nhu cầu và ước muốn của khách hàng cần đươc thỏa mãn. Marketing tìm cách trả lời cho câu hỏi: khách hàng cần gì, khi nào, ở đâu và sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho nó?
Ngành nghề marketing hiện là một trong những nghề có nhu cầu lớn nhất. Theo một thống kê, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực marketing. Đây là nghề có nhu cầu nhân lực rất lớn vì nền kinh tế càng phát triển, người ta càng cần đến marketing. Có đến 30% vị trí quản lý doanh nghiệp cấp cao được nắm giữ bởi những người từng ở các vị trí khác nhau thuộc marketing. Cơ hội thăng tiến ở nghề này là rất cao.
Marketing bao gồm những công việc nào?
Bạn đừng nhầm marketing với chào hàng hay cái gì đó đại loại như quảng cáo. Chào hàng, tiếp thị hay quảng cáo đều chỉ là những mắt xích nhỏ trong một hệ thống quy mô những công việc mà marketing phải đảm nhiệm. Trong Marketing, người ta lại chia ra làm nhiều chuyên ngành nhỏ hơn khi công việc càng ngày càng trở nên chuyên môn hóa như Nghiên cứu - khảo sát thị trường, PR, Quảng cáo, Copywriter, Sales, Promotion. Công việc của Marketers là nắm bắt thông tin thị trường, tổng hợp dữ liệu về khách hàng và về cạnh tranh. Từ đó, bạn giúp ban giám đốc đưa ra các quyết định chiến lược như lựa chọn đối tượng khách hàng, xác định loại sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ cung cấp và giá cả cũng như phương thức cung ứng cho khách hàng.
Tố chất thế nào là phù hợp cho ngành marketing?
Học Marketing có thể làm ở đâu?
Khi khách hàng của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng và những nhu cầu cần được thỏa mãn ngày càng trở nên phức tạp thì nghệ thuật marketing cũng biến đổi muôn màu. Làm marketing, bạn sẽ luôn sống trong môi trường sôi động và bận rộn, đầy ắp sáng tạo.
Đây là nghề ít gò bó về thời gian, khuôn khổ và quy tắc nhưng đòi hỏi sự đam mê. Nhu cầu của con người là một ẩn số luôn biến đổi với muôn vàn các biến số ảnh hưởng.
Với chuyên môn về marketing, bạn có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất (bộ phận nghiên cứu và phát triển, phòng thị trường…) các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận v.v… Môi trường làm việc của người làm marketing rất rộng mở. Thường xuyên phải đi lại, gặp gỡ, nghiên cứu, thống kê, báo cáo v.v… là đặc điểm của nghề này.
Đọc thêm
Ban truyền thông ITPlus Academy