Bật mí về ngành Thương mại điện tử

03-03-2023 23:49

Những năm trở lại đây, ngành Thương mại điện tử đang dần khẳng định vị trí của mình, nhất là trong thời kỳ đại dịch vừa qua. Bởi vậy cũng có khá nhiều thí sinh đang có nguyện vọng theo đuổi ngành nghề này. Hãy cùng Viện Công nghệ thông tin ITPlus tìm hiểu thêm về ngành Thương mại điện tử nha!

1. Thương mại điện tử (tiếng Anh là Electronic Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Là quá trình tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại thông qua những phương tiện điện tử hiện đại, theo đó, các hoạt động giao dịch, mua bán, quảng bá được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng phạm vi kinh doanh.

2. Thương mại điện tử bao gồm những việc như sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử.

3. Chỉ cần có đầy đủ kiến thức cũng như có thế mạnh về xây dựng chiến lược kinh doanh, công nghệ, tin học, ngoại ngữ, bạn đều có thể cân nhắc đến việc theo đuổi ngành này. Bạn sẽ có cơ hội làm việc ở nhiều vị trí khác nhau ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước như:

- Chuyên viên thương mại điện tử: Có trách nhiệm xây dựng các hệ thống thương mại điện tử, các nền tảng kinh doanh trực tuyến tại các cơ quan, doanh nghiệp.

- Chuyên viên kinh doanh trực tuyến: ứng dụng thương mại điện tử vào việc kinh doanh trực tuyến.

- Chuyên viên lập trình ứng dụng: Có nhiệm vụ xây dựng các phần mềm, website, ứng dụng,... giúp quản lý kinh doanh và chăm sóc khách hàng.

- Chuyên viên lập dự án: Hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin.

- Tư vấn viên: Tư vấn, đề xuất các giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực thương mại điện tử, huấn luyện nhân viên để khai thác tối ưu các hệ thống thương mại điện tử ở doanh nghiệp.

- Giảng dạy, đào tạo: Giảng viên giảng dạy, đào tạo trong lĩnh vực thương mại điện tử.

4. Để hiểu rõ hơn về cách vận hành của các sàn thương mại điện tử, chúng ta sẽ cần phải tìm hiểu thêm về danh sách những mô hình của thương mại điện tử để có thể dễ dàng tham gia vào ngành hơn.

Hiện tại, chúng ta có 4 mô hình phổ biến nhất bao gồm:

  • C2C: giao dịch giữa người dùng với người dùng
  • B2C: giao dịch giữa doanh nghiệp với người dùng
  • B2B: giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
  • C2B: giao dịch giữa người dùng đến doanh nghiệp

5. Số lượng người tiêu dùng online tăng trưởng nhanh

5 năm trở lại đây, nhất là qua 2 năm đại dịch chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy thị trường thương mại điện tử không chỉ Việt Nam mà ở toàn khu vực đều bùng nổ tăng trưởng mạnh. Dự đoán đến năm 2027, Việt Nam sẽ có mức tăng trường cao nhất khu vực, trong khoảng 28% và đạt mức 40 tỷ USD. Đóng góp trung bình của thương mại điện tử vào tổng bán lẻ đã tiếp tục tăng ở mức 15%, với tỷ trọng là 6%. Đây là kết quả nghiên cứu đưa ra trong báo cáo “SYNC Đông Nam Á” về người tiêu dùng số tại Đông Nam Á trong giai đoạn phát triển mới của Meta và Bain & Company, công bố chiều 13/10/2022.

Những năm qua, Việt Nam có thêm 4 triệu người tiêu dùng số, đã có giao dịch mua hàng online. Cứ 8/10 người trong độ tuổi làm việc đã là người tiêu dùng số, tương đương với khoảng 60 triệu người Việt Nam đang tiêu dùng số.

6. Người tiêu dùng có xu hướng yêu thích mua sắm online

Sự phát triển vượt bậc của Internet đã làm thay đổi thói quen mua sắm của nhiều người. Mua sắm online giúp tiết iệm thời gian hơn so với việc phải đến trực tiếp cửa hàng, tìm mua sản phẩm và thanh toán. Ngoài ra nhiều sàn thương mại điện tử cũng liên tục đưa ra những mã giảm giá hấp dẫn như chương trình freeship hay giảm giá,.. để kích cầu mua sắm. Tất cả các mặt hàng đều có mặt trên các sàn thương mại điện tử, từ đồ ăn, đồ gia dụng đến thực phẩm chức năng, thời trang,...Thậm chí bạn còn có thể nhận hàng hỏa tốc chỉ trong 2h kể từ lúc đặt hàng.

7. Sử dụng người có người ảnh hưởng dễ "chốt đơn" hơn

Đây là hình thức marketing hiệu quả. Người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng những sản phẩm được khuyên dùng bởi bạn bè, người thân và những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội. Nhiều người có xu hướng cảm thấy không tự tin vầ chất lượng sản phẩm mà họ chưa từng mua. Bởi vậy việc để những người có sức ảnh hưởng gợi ý sẽ có tác động trực tiếp đến hành vi lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của họ.

8. Sự thật về thương mại điện tử và thiết bị di động

  • Vào năm 2018, dân số thế giới đã dành 18 tỷ giờ trên các ứng dụng mua sắm trên các thiết bị di động.
  • 64% người mua sắm ở Trung Quốc thích sử dụng thanh toán di động hơn các loại hình thanh toán khác
  • 70% lượt tìm kiếm về sản phẩm trên thiết bị di động sẽ khiến người mua hàng đưa ra quyết định “chốt” trong vòng một giờ.
  • Chỉ 12% người mua sắm thấy việc duyệt qua cửa hàng trên thiết bị di động thuận tiện hơn các nguồn khác Xác suất tỷ lệ thoát tăng 32% nếu thời gian tải trang trên thiết bị di động tăng từ 1 giây lên 3 giây. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần tăng cường các giải pháp để giúp website thương mại điện tử có tốc độ nhanh hơn.
  • 73% người mua sắm sử dụng nhiều kênh để hoàn thiện trải nghiệm mua sắm của họ.

​​​​​​​------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 2023, Viện Công Nghệ Thông Tin ITPlus tuyển sinh các chuyên ngành: 

(CAM KẾT HỖ TRỢ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP BẰNG VĂN BẢN)

Thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh học sinh và phụ huynh vui lòng tham khảo tại địa chỉ: http://itplus-academy.edu.vn/Dao-tao-THPT.html

Ban Truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề