CẤU TRÚC ĐỀ THI THPT MÔN NGỮ VĂN 2020

12-03-2020 16:43

"ITPLUS ACADEMY" HỢP TÁC CÙNG "HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG" THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM 2020 CÁC CHƯƠNG TRÌNH:
1. Lập Trình Ứng Dụng
2. Thiết Kế Đồ Họa Chuyên Nghiệp
3. Quay Dựng Phim Và Biên Tập Video
4. Thiết Kế Và Diễn Họa Nội Thất

ĐIỀU KIỆN XÉT TUYỂN:

1. Xét Tuyển Kết Quả Thi THPT 2020

2. Xét Tuyển Học Bạ: Điểm TB lớp 12 >=6

3. Xét Tuyển Theo Kết Quả Thi Đánh Giá Năng Lực Của ITPlus

-> Xem chi tiết tại Website: http://itplus-academy.edu.vn/Dao-tao-THPT.html
⛔ CAM KẾT VIỆC LÀM BẰNG VĂN BẢN ⛔

Với việc Bộ giáo dục và đào tạo không công bố đề minh họa cho kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, các em học sinh 2k2 đã có kế hoạch ôn tập như thế nào rồi nhỉ? Liệu các em có phân vân không biết nội dung trọng tâm cần chú ý ở đâu hay làm thế nào để đạt kết quả tốt. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ITPlus - Academy phân tích cấu trúc đề thi Ngữ văn 2020 để có thể giới hạn một cách rõ ràng hơn về các tác phẩm điển hình nhé!

Kiến thức chủ yếu vẫn nằm ở lớp 12

Theo ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ Giáo dục Đào tạo, kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ được tổ chức theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2019, nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học ở mức độ học vấn phổ thông. Vì vậy, các thí sinh sẽ tiếp tục làm 5 bài thi, gồm 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tự chọn là Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).

 

Đối với bài thi Ngữ Văn, cấu trúc đề sẽ bao gồm các câu hỏi ở nhiều cấp độ khác nhau phục vụ xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học, Cao đẳng. Đặc biệt nội dung thi chủ yếu là kiến thức lớp 12. Hình thức thi vẫn là tự luận với thời gian làm bài 120 phút, với 2 phần là Đọc hiểu (3 điểm) và Làm văn (7 điểm).

Cấu trúc đề thi THPT môn Ngữ văn 2020 như thế nào?

Bám sát đề thi minh họa cũng như đề thi chính thức của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, chúng tôi đã tổng hợp được cấu trúc đề thi môn Ngữ Văn 2020 như sau:

  1. Phần đọc hiểu (3 điểm)

Phần này sẽ bao gồm một đoạn văn hoặc đoạn thơ cùng với 4 câu hỏi nhỏ liên quan đến nó. Các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự từ cấp độ nhận biết, thông hiểu cho đến vận dụng như: thể thơ, nội dung chính, đặt nhan đề, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, các hình thức thể hiện của văn bản,...

Đặc biệt, cần nhận diện được một số biện pháp tu từ quen thuộc như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, phép điệp,...và sau đó nêu tác dụng của nó. Vì vậy, học sinh phải căn cứ vào nội dung đoạn văn và đưa ra câu trả lời chính xác, đúng trọng tâm, tránh viết lan man kiểu “gợi hình, gợi cảm, mang tính chất văn chương”.

  1. Phần Làm văn (7 điểm)

Phần này bao gồm 2 câu hỏi:

  • Viết bài nghị luận ngắn (khoảng 200 từ) về một hiện tượng xã hội hay một tư tưởng đạo lý.
  • Viết bài nghị luận văn học về các tác phẩm nằm trong chương trình.
  1. Đối với bài nghị luận xã hội:

Trong dạng này, các thí sinh cần nắm vững cấu trúc của một đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hay hiện tượng xã hội như chỉ ra nguyên nhân, thực trạng, đưa ra luận điểm, lấy dẫn chứng thực tế, nêu lên các giải pháp và cuối cùng là áp dụng vào bản thân mình như thế nào. Cần lưu ý về số lượng chữ, đoạn văn không nên quá dài để có thể dành thời gian làm các câu khác.

  1. Đối với bài nghị luận văn học:

Học sinh cần nắm vững nội dung, nghệ thuật của những tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Lưu ý rằng, trong đề chính thức, đề minh họa hay các đề thi dự trữ của môn học này năm 2019 không xuất hiện các tác phẩm lớp dưới. Các dạng bài của câu này thường là cảm nhận về một đoạn văn được trích ra từ văn bản, sau đó phân tích, nhận xét về nội dung được nói đến hay bút pháp nghệ thuật của tác giả. Ngoài ra còn nhiều cách ra đề khác nhau nên, các em không nên chủ quan ôn tủ, học vẹt.

Các tác phẩm cần lưu ý cho thí sinh bao gồm:

  • Văn xuôi: Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Ngọc Phủ Tường), Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Hồn Trương Ba,da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
  • Thơ: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), Sóng (Xuân Quỳnh)

Hy vọng, các thí sinh sẽ có một mùa ôn tập hiệu quả và đạt kết quả cao các môn nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng. Chúc các em thành công!

Ban truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề