CHẠY ĐUA CÙNG KỲ THI THPT QG – MÔN NGỮ VĂN

15-03-2022 17:39

Thời gian thấm thoát trôi qua, tính đến hôm nay thì cũng chỉ còn khoảng 100 ngày nữa thôi là các thí sinh sẽ trải qua kì thi THPT QG – kỳ thi mang tính quyết định nhất đến cuộc đời mình.  Không biết các thí sinh đã có kế hoạch ôn tập riêng cho mình vào 3 tháng cuối này chưa nhỉ?

Có lẽ các em cũng đã tham khảo rất nhiều những lời khuyên, kinh nghiệm, phương pháp học tập cũng như thi cử từ các anh chị đi trước rồi phải không? Hôm nay, ITPlus Academy cũng muốn chia sẻ đến các bạn kinh nghiệm ôn tập môn Văn, mong rằng điều này có thể giúp ích cho các em trong kỳ thi cam go sắp tới!

I. Đọc hiểu

Phần này là phần dễ để có điểm tuyệt đối nhất nên nếu nắm chắc phương pháp làm bài, các em sẽ không còn phải quá lo lắng để chinh phục nó đâu nha. Dưới đây là một số tips mà chị rút kinh nghiệm được qua kỳ thi của bản thân, giờ đây chị chia sẻ lại nó cho các em nè:  

- Chỉ nên dành tối đa 15-20ph cho phần này thôi nhé

Khi cầm trên tay tờ đề, em nên dành 2-3ph đọc toàn bộ đề, giữ sự bình tĩnh để có sự tập trung cao độ nhất khi làm bài. Phần này chỉ dành ra 15ph vì đọc hiểu cũng giống như đọc hiểu trong Tiếng Anh vậy, quan trọng là hiểu rõ ý, đủ ý, chính xác. Bởi vậy không nên quá mải làm mà quên mất thời gian làm ảnh hưởng đến thời gian của 2 phần còn lại, nhanh nhưng vẫn cần đảm bảo chắc chắn, chính xác nhé.

- Trả lời đúng trọng tâm.

 Phần này chia làm 4 câu hỏi nhỏ thì thường 2 câu đầu là hỏi gì trả lời đó, đừng dài dòng gây tốn thời gian cũng như thừa thãi nha. Em cần gạch chân từ khóa của câu hỏi để tránh bị lạc đề rồi sau đó mới quay ngược lên bài để tìm thông tin tương ứng. Với 2 câu sau thì cần triển khai ý nhiều hơn. Ví dụ như: “Anh chị hiểu … như thế nào?” hoặc “Theo anh chị thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm là gì?” … Với những dạng này, vẫn phải dựa vào ý của bài để bám sát nội dung câu hỏi, triển khai thêm ra theo ý của mình, nhưng lưu ý là chỉ cần viết một đoạn văn ngắn 5 – 6 dòng và cần đảm bảo đủ ý thôi nhé.

- Luyện làm dưới áp lực thời gian.

Thời gian này có lẽ các em cũng đều đã luyện đề rồi có đúng không? Ngoài trên lớp, về nhà cũng ta cũng nên luyện thêm 3 – 5 đề nữa nha. Không cần ép quá, nhưng có rèn luyện thì mới cải thiện được kĩ năng cũng như cách làm bài dưới áo lực thời gian có đúng không nào. Chúng ta cũng có thể lập nhóm cùng các bạn cũng như thầy cô để cùng nhau chia sẻ đề hay thảo luận những câu hỏi nữa đó.

II. Nghị luận xã hội

-Giới hạn thời gian 20-25ph phần này thôi nhé

 Nội dung chính của phần này thường chính là nội dung của phần Đọc hiểu. Bởi vậy để hiểu rõ đề phần này, các em nên đọc lại phần văn bản để hiểu tường tận ý của tác giả, từ đó triển khai đúng hướng nha.

- Viết đoạn văn chứ không phải bài văn.

Đừng ai nhầm lẫn nhé, đề bài này yêu cầu viết đoạn văn đó. Các em cần hiểu rõ cách thức trình bày cũng như triển khai ý của đoạn văn để tránh sai sót không đáng có nha. Bài này thường yêu cầu phân tích một khía cạnh của một vấn đề nào đó, thường được chỉ rõ ngay trong lệnh đề, VD: ý nghĩa, hậu quả, lợi ích,...) Hãy tập trung vào nội dung để triển khai nhé.

-  Cách trình bày đoạn văn hoàn chỉnh: Như 1 bài văn rút gọn khoảng 22-25 dòng

+ 1 câu chủ đề: Giới thiệu vấn đề được trích dẫn ở đề bài

+ Thân đoạn (10-12 câu): bao gồm 1 câu giải thích/ nêu khái niệm của vấn đề, 1-2 câu nêu ví dụ, còn lại tập trung làm rõ cho yêu cầu đề bài. Hỏi ý nghĩa thì phải tập trung vào ý nghĩa. Hỏi nguyên nhân thì phải xác định nguyên nhân... Lưu ý là không phải ý nghĩa chung chung, ý nghĩa luôn bộc lộ ở các quan hệ cụ thể. Nguyên nhân thì phải xét cả khách quan và chủ quan…

+ Kết đoạn: Có thể liên hệ bản thân, bài học e rút ra được hay 1 đúc kết nào đó phù hợp đủ để tóm tắt, tạo độ sâu cho bài của em.

 Đoạn văn này ngoài yêu cầu đủ ý thì cũng đòi hỏi khả năng tư duy, sáng tạo ở các em. Để làm được một đoạn văn hoàn chỉnh, các em cần có những kiến thức xã hội cơ bản và cũng có thể chia sẻ chính kiến, quan điển hay lập trường cũng như toát lên sự tinh tế qua từng câu văn. Ở cách chọn ví dụ hay cách dùng từ trong đoạn văn hãy lựa chọn cách diễn tả sao cho vừa đảm bảo yếu tố ngắn gọn mà lại đủ ý. Khoảng thời gian này chị tin rằng các em có đủ thời gian rèn luyện để nâng điểm dễ dàng ở phần này nữa đấy!

III. Nghị luận văn học

Cuối cùng thì cũng đến phần chiếm nhiều công sức nhất rồi. Đây cũng là phần khó chiếm điểm cao nhất nhưng đừng lo, chúng ta sẽ có phương pháp phù hợp để chinh phục nó.

- Dạng đề: Độ khó ở phần này tăng lên đáng kể, đòi hỏi sự xử lý kiến thức, kỹ năng trình bày ở mức tương đối cao nên các em phải nắm rõ từng tác phẩm, từ tổng thể tới chi tiết. Đề có thể hỏi về những khía cạnh trong nội dung tác phẩm hay những đặc điểm của hình tượng nhân vật, những đoạn văn, hình ảnh trong thơ. Bởi vậy hãy tóm tắt, liệt kê tất các các dạng và có thể trao đổi với các bạn để tạo ra hướng đi hay nhất nha.

- Lập sơ đồ tư duy cho từng tác phẩm

Với những kinh nghiệm của chị cũng như tham khảo từ mọi người, đây là phương pháp rất hữu dụng. Chúng ta có thể dành thời gian lưu lại thông tin dưới dạng sơ đồ tư duy thay vì ngồi hàng giờ đọc phẩn phân tích văn bản và thuộc lòng. Cách làm này cũng giúp ích không nhỏ khi các em học lại, vừa rèn luyện được khả năng viết nhanh, tóm tắt ý, vừa giúp em học thuộc nhanh chóng những ý chính trong bài.

- Cách làm (theo kinh nghiệm của chị)

+ MB: Các em nên chuẩn bị sẵn mở bài cho từng tác phẩm có trong chương trình thi. Thường thì khi vào phòng thi, chúng ta dễ bị áp lực về mặt thời gian. Bởi vậy khi có sẵn một mở bài trong tay sẽ giúp chúng ta tự tin lên rất nhiều, từ đó mạch văn cũng trôi chảy mạch lạc hơn. Lưu ý đừng quên liên hệ với tác phẩm thứ 2 đề bài yêu cầu so sánh để tránh bị mất điểm nha

+ TB:

Phân tích sâu hơn về tác giả, tác phẩm cũng như hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Có những bạn đã làm việc này ở MB nhưng theo chị thì phần này rất phù hợp để làm phẩn tổng của TB, từ đó chuyển sang phần nội dung đề bài yêu cầu so sánh.

Tiếp theo, các em cần triển khai thành các luận điểm phù hợp như trong sơ đồ tư duy nhưng cần lựa chọn thông minh và sắp xếp khôn khéo. Mỗi luận điểm nên tách làm một đoạn văn riêng, có câu chủ đề rõ ràng vì chúng ta cần đủ ý, Chính xác, đủ ý rồi mới quan tâm đến trau chuốt lời văn nha.

Nếu đề  bài yêu cầu so sánh giữa 2 tác phẩm, chúng ta cũng cần giới thiệu tác phẩm 2 sau khi xong tác phẩm 1, rồi liên hệ tới yêu cầu đề bài. Tiếp đó phân tích ngăn gọn về đối tượng yêu cầu so sánh ở tác phẩm 2.

Tiếp đó, chúng ta cần so sánh 2 tác phẩm, đầu tiên là về nội dung. Các em cần chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa 2 đối tượng chính, phân tích rõ hơn để thấy sự khác biệt. Sau đó lý giải điểm giống và khác đó ( do hoàn cảnh ra đời, tư tưởng của tác giả,..)

Sau đó, hình thức nghệ thuật cũng là một điều không thể bỏ qua. Nó như một lời khẳng định cho sự trau chuốt tập trung tìm hiểu kỹ càng tác phẩm của em.

+ KB: Tóm tắt lại, khẳng định giá trị của 2 tác phẩm và tầm quan trọng của 2 đối tượng được so sánh với tác phẩm

Bài viết phần này khá dài nên cần sự tập trung cao độ để các e viết đủ ý cũng như liên hệ sâu. Vì vậy đừng để mất thời gian ở 2 phần đầu nhé.

Trên đây là những kinh nghiệm ôn Văn của chị trước đây, khi mà chị cũng như các em, hoang mang, lo lắng cho kỳ thi quan trọng sắp tới. Bây giờ là lúc các em chạy đua cùng thời gian, hãy chăm luyện đề cũng như ôn tập kiến thức để khẳng định mình nhé. Cố gắng lên, thành công sắp mỉm cười rồi. Chúc các em hoàn thành xuất sắc nhất bài thi của mình nhé!!!

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 2022, Viện Công Nghệ Thông Tin ITPlus tuyển sinh các chuyên ngành: 

(CAM KẾT HỖ TRỢ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP BẰNG VĂN BẢN)

Thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh học sinh và phụ huynh vui lòng tham khảo tại địa chỉ: http://itplus-academy.edu.vn/Dao-tao-THPT.html

Ban Truyền thông Viện CNTT ITPlus

Bài viết cùng chủ đề