- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Các sĩ tử 2k2 ơi, kỳ thi THPT Quốc gia 2020 đang đến rất gần, bạn đã chuẩn bị cho mình hành trang kiến thức đến đâu rồi nhỉ? Bạn có đang bối rối, mung lung khi Bộ giáo dục chính thức thông báo rằng “Không có đề minh họa” cho năm nay? Dù như thế nào cũng đừng quá lo lắng nhé, bởi ITPlus - Academy đã giúp bạn hệ thống hết những kiến thức trọng tâm cho mùa thi này rồi đây. Hãy cùng nhau tăng tốc và ôn tập thôi nào.
Về cơ bản, kỳ thi năm nay vẫn sẽ giữ ổn định như năm 2019. Lượng kiến thức ôn tập nằm ở cả 3 khối lớp, cấu trúc đề có độ phân hóa để phục vụ cho việc xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng. Tuy nhiên, nội dung chủ yếu vẫn rơi chủ yếu vào lớp 12. Vì vậy, dựa vào ma trận đề thi 2019, chúng tôi đưa ra phần kiến thức trọng tâm cho các môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, tổ hợp tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và tổ hợp xã hội (Lịch sử, Địa lý, GDCD) như sau:
Đối với môn Toán
Lượng kiến thức lớp 10 và lớp 11 đối với môn học này không nhiều, chỉ chiếm khoảng 10-15%. Dù vậy, cũng đừng học tủ nhé, bởi vì đó là nền tảng để các em nhanh chóng ghi nhớ và giải quyết được các bài tập lớp 12 đấy.
Sau đây là một số phần mà các thí sinh có thể lưu ý kỹ hơn: khảo sát hàm số, hàm số mũ - logarit, nguyên hàm - tích phân, số phức, khối đa diện, khối tròn xoay, hình tọa độ Oxy, Lượng giác, tổ hợp - xác suất, cấp số, quan hệ vuông góc, hình elips, tam thức bậc 2,...
Đối với môn Ngữ văn
Đây là môn thi duy nhất tính đến thời điểm hiện tại có hình thức thi tự luận với cấu trúc 3 phần bao gồm: đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Đối với 2 dạng bài đầu tiên, thí sinh có thể dễ dàng sử dụng ngữ pháp Tiếng Việt vốn có và cách nhìn nhận của mình về các vấn đề hiện tượng ngoài cuộc sống để đạt được mức điểm trung bình.
Còn với câu nghị luận văn học, các tác phẩm mà bạn có thể ôn tập nhiều hơn bao gồm: Tây tiến, Việt Bắc, Sóng, Vợ chồng A Phủ, Người lái đò sông Đà, Chiếc thuyền ngoài xa,...
Đối với môn Tiếng Anh
Một trong những điều sự thật thú vị với môn học này, đó chính là gần như không thể xác định một giới hạn cụ thể nào cho một ngôn ngữ. Nếu chỉ học vỏn vẹn lượng từ vựng, ngữ pháp trong sách giáo khoa thì giường như vẫn chưa đủ để đạt được kết quả thật tốt. Việc hiệu quả nhất cho bạn là hệ thống lại kiến thức từ lớp 10 đến lớp 12, sau đó làm thật nhiều đề để củng cố, học hỏi thêm từ mới.
Đối với môn Vật lý
Trong đề thi môn Vật lý năm 2019, gần như không có nội dung câu hỏi nào liên quan trực tiếp đến kiến thức lớp 10. Tuy nhiên, các em vẫn nên cẩn thận làm bài tập và đọc qua các công thức đơn giản nhé!
Nội dung ôn tập chủ yếu cho môn học này là: dao động điều hòa, sóng cơ học,dao động điện từ, điện xoay chiều, sóng ánh sáng, lượng tử ánh sáng, hạt nhân, điện tích điện trường, dòng điện không đổi, từ trường - cảm ứng điện từ, quang học,...
Đối với môn Hóa học
Với môn học có tính chất liên kết chặt chẽ giữa các chương như thế này, có các chuyên đề mà các em không được bỏ qua như: sự điện li, cacbon - silic, đại cương hóa hữu cơ - hidrocacbon, ancol - phenol, andehit - axit cacboxylic, este - lipit, cacbohiđrat, amin - aminoaxit - peptit - protein, đại cương kim loại, kim loại kiềm - kiềm thổ - nhôm, sắt - crom và hợp chất của nó, phân biệt - nhận biết, tổng hợp hóa hữu cơ/vô cơ, hình vẽ thí nghiệm, bài toán đồ thị,..
Đối với môn Sinh học
Để đạt kết quả cao cho môn Sinh học, các thí sinh cần có sự hiểu biết tường tận về các cơ chế hoạt động, giải thích được các hiện tượng. Vì vậy, các chuyên đề trọng tâm phải nắm chắc là: chuyển hóa vật chất và năng lượng, cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền, di truyền học quần thể, di truyền học người, ứng dụng di truyền vào chọn giống, tiến hóa, sinh thái,...
Đối với môn Lịch sử
Sau đây là các chủ đề thí sinh nên lưu ý ôn tập, đặc biệt đừng quên các mốc thời gian quan trọng nhé: cách mạng tháng Mười Nga (1917) và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1921 - 1941), Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949), Liên xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991), Liên bang Nga (1991 - 2000), các nước Á, Phi, Mỹ La-tinh (1945 -2000), Mỹ - Tây Âu - Nhật Bản (1945 - 2000), quan hệ quốc tế (1945 - 2000), lịch sử Việt Nam (1858 - 1918), Việt Nam (1919 - 2000),...
Đối với môn Địa lý
Các phần kiến thức trọng tâm cho môn học này bao gồm: địa lý khu vực và quốc gia, địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, địa lý các ngành kinh tế, địa lý các vùng kinh tế, thực hành kỹ năng địa lý,...
Đối với môn GDCD
Đề thi môn học này thường đảm bảo 70% câu hỏi dễ và trung bình để các bạn học sinh có thể xét tốt nghiệp, nên nếu bạn chăm chỉ thì không khó để đạt điểm cao. Các phần nên tập trung ôn tập là: thực hiện pháp luật, công dân bình đẳng trước pháp luật, quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, công dân với các quyền tự do cơ bản, pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước, công dân với kinh tế,...
Trên đây là trọng tâm các phần ôn tập ITPlus - Academy đã tổng hợp được. Chúng tôi hy vọng sĩ tử 2k2 có thể tham khảo sử dụng để đạt điểm tốt trong kỳ thi tới.
Ban truyền thông ITPlus