Gợi ý những chuyên ngành kinh tế HOT nhất hiện nay

13-02-2023 17:40

Hiện nay, kinh tế là một trong những nhóm ngành có nhiều sinh viên theo học nhất cả nước bởi tính đa năng của nó. Đây cũng là một ngành khá rộng, cung cấp cho sinh viên những kiến thức sâu rộng về lĩnh vực kinh tế từ vi mô đến vĩ mô, được đào tạo những kỹ năng phục vụ công việc sau này. Sinh viên sau khi theo học kinh tế có thể làm trong các lĩnh vực chuyên môn  ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Kinh tế là một trong những ngành nghề đa dạng và phong phú ở các vị trí làm việc, người theo học có nhiều cơ hội làm việc ở bất kỳ đâu với các công việc phù hợp chuyên môn. Dưới đây là những chuyên ngành kinh tế HOT nhất hiện nay.

Ngành Quản trị kinh doanh

Là một trong những ngành học lâu đời ở Việt Nam thế nhưng không lỗi thời. Quản trị kinh donnh là một ngành học rộng , chương trình học sẽ tùy vào từng trường khác nhau. Dưới đây là một số chuyên ngành chính của  Quản trị kinh doanh.

  • Quản trị kinh doanh tổng hợp: Bên cạnh các kiến thức nền tảng về quản trị doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, các kiến thức quản trị học ở các limnhx vực cụ thể như Quản trị dự án, Quản trị sản xuất, Quản trị bán hàng, Quản trị tài chính,...
  • Quản trị kinh doanh quốc tế: Ngoài các kiến thức vững chắc bêg lý thuyết và phân tích sự tác động của các yếu tố mang tính toàn cầu đến hoạt động doanh nghiệp như chính trị, kinh tế, nhân khẩu học,...sinh viên còn được học các nghiệp vụ trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các quy trình sản xuất và quản trị dự án, có khả năng xây dựng chiến lược knh doanh toàn cầu.
  • Quản trị kinh doanh thương mại: Đây là chuyên ngành cung cấp những kiến thức chuyên môn vững vàng về lĩnh vực kinh doanh thương mại trong và ngoài nước, đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn để quản trọ doanh nghiệp, tham mưu tốt cho lãnh đạo về các hoạt động thương mại.

Tóm lại, ngành Quản trị kinh doanh trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng và những kỹ năng cần thiết như:

  • Lập kế hoạch kinh doanh
  • Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị
  • Xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm
  • Chính sách giá
  • Nghiên cứu thị trường
  • Marketing sản phẩm
  • Truyền thông thương hiệu
  • Kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp
  • Tìm kiếm thị trường kinh doanh
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng lập kế hoạch
  • Kỹ năng đàm phán, thương lượng
  • Kỹ năng giải quyết tình huống kinh doanh,...

Các vị trí khởi điểm dành cho sinh viên sau khi tốt nghiệp:

  • Nhân viên kinh doanh
  • Chuyên viên phụ trách các công việc hành chính nhân sự, kinh doanh, marketing
  • Chuyên viên xây dựng chiến lược, phát triển thị trường và tìm kiếm đối tác
  • Hoặc sau thời gian làm việc tích luỹ kinh nghiệm, bạn củng cố và nâng cao năng lực làm việc cũng như kiến thức chuyên môn, bạn có thể đảm nhận các vị trí quản lý, làm công tác giảng dạy hoặc tự mở công ty để kinh doanh riêng.

Ngành Tài chính - Ngân hàng

Đây là một ngành học bao trọn tất cả các kiến thức về dịch vụ ngân hàng, tài chính, lưu thông, vận hành tiền tệ với các chuyên ngành được đào tạo chính gồm:

  • Chuyên ngành Ngân hàng
  • Chuyên ngành Quản lý Tài chính công
  • Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
  • Chuyên ngành Thuế
  • Chuyên ngành Tài chính Bảo hiểm
  • Chuyên ngành Tài chính quốc tế
  • Chuyên ngành Hải quan
  • Chuyên ngành Định giá tài sản
  • Chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính
  • Chuyên ngành Đầu tư tài chính

Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như:

  • Chuyên viên tín dụng ngân hàng
  • Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại
  • Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế
  • Nhân viên kinh doanh ngoại tệ
  • Chuyên viên kinh doanh tiền tệ
  • Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn
  • Chuyên viên tài trợ thương mại
  • Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp
  • Chuyên viên định giá tài sản
  • Chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán
  • Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp
  • Giảng viên ngành Tài chính – Ngân hàng .....

Ngành Kinh doanh thương mại

Ngành Kinh doanh thương mại là ngành đào tạo chuyên sâu các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến thương mại trong nước và thương mại quốc tế bao gồm: Marketing, thị trường, phân tich tài chính, quản lý bán hàng... Ngành học này trang bị các kiến thức về hoạt động bán hàng, xuất – nhập kho, quản trị bán lẻ… 

Đây cũng là một trong những chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế đnag hot hiện nay vì đảm bảo việc làm đầu ra. Sinh viên không chỉ được đào tạo các kiến thức chuyên môn mà còn được rèn luyện các kỹ năng giải quyết vấn đề thương mại, khả năng độc lập cap, nhanh nhạy trong nắm bắt và phân tích thông tin cũng như các công tác quản lý, quản trị kinh doanh. Dưới đây là những vị trí phù hợp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

  • Chuyên viên tổ chức các hoạt động Kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp, tổ chức, công ty;
  • Chuyên viên sales và xúc tiến các dịch vụ khách hàng;
  • Chuyên viên quản lý, quản trị hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa;
  • Nhân viên kinh doanh hàng không, tàu biển và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng;
  • Nhân viên kinh doanh forwarder, logistics;
  • Nhân viên xuất nhập khẩu, quản lý kho hàng.
  • Quản lý bán hàng: Chịu trách nhiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ, kinh doanh hay quản lý các hoạt động kinh danh của công ty.
  • Quản lý nhập xuất kho: Công việc cụ thể là chịu trách nhiệm quản lý quy trình xuất - nhập kho hàng,quản lý các sản phẩm tại kho, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng.
  • Nhân viên kinh doanh: Đảm bảo các hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Trực tiếp lên ý tưởng, mục tiêu và phương án định hướng kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp.

Ngành Kinh tế đối ngoại

Chương trình đào tạo của ngành Kinh tế đối ngoại hướng tới đào tạo các kiến thức chuyên sâu bao gồm:

  • Quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế
  • Giao dịch thương mại quốc tế, đàm phán quốc tế
  • Vận tải và bảo hiểm trong thương mại quốc tế
  • Thanh toán quốc tế
  • Khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế
  • Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong và ngoài nước
  • Kiến thức kinh tế và xã hội hiện đại của khu vực và thế giới
  • Quan hệ kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế

Ngoại ngữ là một trong những yếu tố bắt buộc của ngành Kinh tế đối ngoại. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ phù hợp với một số công việc sau:

  • Chuyên viên phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm, thương lượng và đàm phán để ký kết hợp đồng mua bán quốc tế với các đối tác nước ngoài;
  • Chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu xử lý quá trình thanh toán,vận chuyển, kho bãi, bảo hiểm,...đảm bảo hợp đồng được diễn ra theo đúng tiến độ;
  • Chuyên viên hoạch định chính sách làm việc tại bộ phận Kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế của các đơn vị liên quan đến kinh doanh quốc tế;
  • Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy các các lĩnh vực liên quan đến kinh tế đối ngoại.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại có thể làm việc tại các đơn vị sau:

  • Các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở tất cả các lĩnh vực có trao đổi, mua bán với các đối tác nước ngoài
  • Các bộ phận Kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế...của các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương (các Bộ, Ban, Ngành, Sở…)
  • Viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng trên cả nước có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế...

Ngành Kinh tế quốc tế

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế đào tạo cho sinh viên những kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, tranh chấp trong thương mại quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam…

Đây là ngành yêu cầu kỹ năng cao khi tuyển dụng, bởi vậy vấn đề thiếu hụt nhân lực của ngành này vẫn chưa được giải quyết. Bởi vậy cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành này đang mở rộng rất cao:

  • Nhân viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không;
  • Nhân viên xuất nhập khẩu;
  • Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế;
  • Chuyên gia nghiên cứu thị trường;
  • Chuyên gia marketing quốc tế;
  • Chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng;
  • Chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế;
  • Chuyên gia xúc tiến thương mại;
  • Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế;
  • Chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về kinh tế quốc tế.

Với những vị trí việc làm trên, bạn có thể làm việc tại:

  • Các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh tế quốc tế;
  • Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo về quản trị kinh doanh và kinh tế quốc tế;
  • Bộ Công thương, các Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ quan xúc tiến thương mại;
  • Các viện và trung tâm nghiên cứu kinh tế;
  • Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty vận tải quốc tế;
  • Bộ phận thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại và các công ty đa quốc gia…

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 2023, Viện Công Nghệ Thông Tin ITPlus tuyển sinh các chuyên ngành: 

(CAM KẾT HỖ TRỢ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP BẰNG VĂN BẢN)

Thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh học sinh và phụ huynh vui lòng tham khảo tại địa chỉ: http://itplus-academy.edu.vn/Dao-tao-THPT.html

Ban Truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề