Vì sao sinh viên CNTT ra trường thất nghiệp?

02-05-2014 12:59

 (NLĐO) – Thống kê của Viện Chiến lược CNTT cho thấy hiện nay, 72% sinh viên ngành Công nghệ thông tin (CNTT) không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 100% không biết lĩnh vực hành nghề.

Ngành CNTT đang có yêu cầu cao về sự phát triển, nguồn nhân lực chuyên ngành CNTT tập trung vào lĩnh vực lập trình viên, kỹ sư (KS) sư hệ thống mạng, KS phần cứng, kỹ thuật viên - chuyên viên thiết kế lập trình web, lập trình điện thoại di động, game, an ninh mạng, IT... Tuy nhiên, nhân lực ngành CNTT đã qua đào tạo đáp ứng được nhu cầu của xã hội chỉ khoảng 30%, còn lại phải đào tạo bổ sung. 
 
Yếu kiến thức chuyên môn

Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp chuyên ngành CNTT, khoảng cách giữa đào tạo tại các trường ĐH, CĐ kể cả trường trung cấp so với thực tế nhu cầu sử dụng nhân lực ngành CNTT tại doanh nghiệp là quá xa. Đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa giỏi kiến thức, kỹ năng và ngoại ngữ. 

Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng, nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềm hiện nay còn rất thiếu kinh nghiệm và yếu về kiến thức chuyên môn. Số sinh viên ra trường làm việc được ngay chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại phải đào tạo bổ sung. Thống kê của Viện Chiến lược CNTT cho thấy hiện nay, 72% sinh viên ngành CNTT không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 100% không biết lĩnh vực hành nghề.

Đặc biệt, đối với các  sinh viên mới tốt nghiệp, chỉ khoảng 15% số lượng sinh viên ra trường đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Hơn 80% lập trình viên phải đào tạo lại, cá biệt có những doanh nghiệp phải mất tới 2 năm để đào tạo lại. Đồng thời, các doanh nghiệp, công ty phần mềm trong nước cũng đang chật vật tìm kiếm nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao. Có thể kể đến các vị trí hiện đang khát nguồn nhân lực trầm trọng như: Lập trình di động, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng…
 
Như thế, ngành CNTT hiện nay và những năm tới cần số lượng nhân lực lớn. Đặc biệt, thị trường lao động khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, chủ lực là TP HCM có nhu cầu nhân lực rất lớn, yêu cầu cao nguồn lao động qua đào tạo nghề về số lượng và chất lượng chuyên môn kỹ thuật.
 
Tuy nhiên vấn đề cung - cầu, nhân lực của ngành này đang tồn tại nhiều nghịch lý.

 
Tìm nhân sự cao cấp khó như “mò kim đáy bể”
Theo nhiều doanh nghiệp, hiện trên thị trường lao động, những ứng viên tìm việc với các bằng cấp, trường lớp và kinh nghiệm cần thiết rất nhiều. Tuy nhiên, để tìm được một ứng viên lý tưởng với kỹ năng mềm hoàn hảo, đặc biệt cho các vị trí nhân sự cao cấp thì khó như mò kim đáy biển.
 
Mặc dù không nhiều các nhà tuyển dụng đòi hỏi thẳng kỹ năng mềm của ứng viên trong các thông báo tuyển dụng nhưng đây thực sự là những gì họ đang tìm kiếm khi tiếp xúc cũng như tiếp nhận ứng viên. Đặc biêt, đây là yêu cầu cần thiết cho cho những vị trí cao cấp, quan trọng trong đơn vị.

Thực tế thị trường lao động đã minh chứng khi người thanh niên chính thức bước vào thị trường lao động, trình độ và cấp bậc học ĐH, CĐ, trung cấp, hay sơ cấp chỉ là phần cơ bản của nghề. Điều cốt lõi là mỗi thanh niên phải xây dựng được những giá trị năng lực hành nghề chính là xây dựng ý chí, quyết tâm để có hoài bão làm việc và không ngừng học tập.
 
Việc học ở nhà trường chỉ là giai đoạn đầu của quá trình học tập suốt đời trong một xã hội hiện đại. Để phát triển nghề nghiệp phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng cao năng lực, tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, áp dụng công nghệ mới để không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
 
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy để có được đầu ra đáp ứng nhu cầu, doanh nghiệp phải tham gia hỗ trợ huấn luyện chuyên môn và kỹ năng nghề. Theo tôi được biết, đã có một vài hợp đồng được ký kết theo dạng doanh nghiệp và các trường ĐH-CĐ đào tạo ngành CNTT về gắn kết trực tiếp đào tạo. Tuy có thể số lượng nhân sự được đào tạo theo dạng hợp đồng này chưa nhiều nhưng đó cũng là khởi đầu của một mô hình mới. Các doanh nghiệp cần làm tốt việc thông tin với cơ quan quản lý nhà nước và phối hợp với đơn vị dự báo nhu cầu nhân lực thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động theo cơ cấu ngành nghề, số lượng lao động ngắn hạn và trung hạn. Doanh nghiệp cũng cần chú trọng xây dựng kế hoạch nhân lực trung hạn, dài hạn về cơ cấu ngành nghề, quy mô, chất lượng và thông tin về nhu cầu xã hội; xây dựng những chính sách về tiền lương và khen thưởng thu hút nhân lực phù hợp với thực tế đời sống xã hội và giá trị sức lao động. 
Thị trường nhân lực và đầu ra của ngành công nghệ phần mềm (CNTT) có chiều hướng phát triển mạnh về số lượng, chất lượng và yêu cầu chuyên nghiệp hơn trong nhiều năm  tới. Vấn đề cần quan tâm là có những giải pháp thu hút người học, nâng cao chất lượng đào tạo ngành CNTT giỏi kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, ngoại ngữ để sinh viên Việt Nam sau khi ra trường có thể đáp ứng được thị trường lao động trong nước và Quốc tế ngày càng cạnh tranh.

Trang chủ ITPlus Academy

Khóa Học Thiết Kế Đồ Họa Chuyên Nghiệp

Khóa Học Lập Trình Web PHP

Khóa Học Lập Trình Di Động Android

Khóa Học Kiểm Thử Phần Mềm

 
Trần Anh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhận lực và Thông tin thi trường lao động TP HCM
                                                                                                                                                                                                                                                 Janlo tổng hợp 

Bài viết cùng chủ đề

1