Sự khác biệt giữa các ngành trong khối ngành Công nghệ thông tin

04-07-2023 10:30

Với sự phát triển không ngừng của các yếu tố công nghệ, ngành Công nghệ thông tin ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt đối với các bạn trẻ. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông ITPlus tìm hiểu về sự khác biệt và cách phân biệt giữa các ngành trong khối ngành Công nghệ thông tin nhé!

1. Công nghê thông tin

su khac biet giua cac nganh cntt

Công nghệ thông tin là ngành một trong những ngành học “hot” nhất hiện nay. Đây là ngành học được đào tạo để có thể sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm máy tính nhằm phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin đồng thời trao đổi, lưuu trữ và chuyển đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau. Một điều đặc biệt ở ngành học này là nó KHÔNG đòi hỏi bạn phải biết lập trình

Các môn học: Hệ thống máy tính, Lập trình phần mềm, Phát triển ứng dụng web, Đồ hoạ máy tính, Xử lý tín hiệu số,...

2. Khoa học máy tính

su khac biet giua cac nganh cntt

Ngành khoa học máy tính ở Việt Nam là một ngành chuyên nghiên cứu về giải thuật, các cách ứng dụng toán học vào lĩnh vực máy tính, nghiên cứu về thị giác máy tính, trí tuệ nhân tạo và nhiều điều khác,...

  • Nếu bạn là sinh viên theo học ngành khoa học máy tính, trong 2-3 năm đầu bạn sẽ được dạy những lý thuyết cơ bản, đại cương về khoa học máy tính như Cách hoạt động một chiếc máy tính, Mạng Máy tính, Ngôn ngữ lập trình, Trí tuệ nhân tạo kinh điển. 
  • Vào năm cuối các trường đại học sẽ tiến hành các chương trình chuyên sâu để sinh viên nâng cao nhiều kỹ năng về ngành khoa học máy tính, giúp ích cho những công việc sau này

3. Kỹ thuật phần mềm

su khac biet giua cac nganh cntt

Kỹ thuật phần mềm là ngành học chuyên đào tạo về các kỹ năng phát triển phần mềm, là một ngành nhỏ trong ngành Khoa học máy tính

  • Các môn học: Mạng máy tính, Cơ sở dữ liệu, Lập trình hướng đối tượng, Thiết kế cơ sở dữ liệu, Khuôn mẫu thiết kế, Hệ điều hành, Kiến trúc hệ thống phần mềm,...
  • Không chỉ vậy, sinh viên theo học ngành kỹ thuật phần mềm sẽ được trau dồi thêm những kỹ năng về quản trị, quản lý nhóm và dự án, học thêm về các kiến trúc xây dựng phần mềm cũng như các cách thiết kế và xây dựng phần mềm đáp ứng nhu cầu người dùng, xây dựng và nghiên cứu cơ sở dữ liệu

4. Mạng máy tính

su khac biet giua cac nganh cntt

Mạng máy tính là ngành học đào tạo thuần về các phương pháp giao tiếp giữa các máy tính với nhau, cách xây dựng và bảo mật một hệ thống mạng máy tính

Khi theo học ngành Mạng máy tính, bạn sẽ được đào tạo về các kỹ năng xài lệnh của hệ điều hành để cấu hình mạng. học về cấu hình Firewall, các router, switch, chia ip, cách kết nối các máy tính lại với nhau,..

5. An toàn thông tin

su khac biet giua cac nganh cntt

An toàn thông tin (ATTT) là một ngành rất rộng dành cho ai có hứng thú và muốn tìm hiểu chuyên sâu về mạng để bảo vệ quyền lợi và thông tin người dùng cũng như ứng dụng mạng

Có một số ngành nhỏ trong ATTT sẽ không đòi hỏi bạn phải lập trình như: Bảo mật hệ thống, Bảo mật mạng, Mật mã học,...

Tuy nhiên có một số ngành đòi hỏi lập trình cực kỳ cao và chuyên sâu như phân tích mã độc, điều tra an ninh mạng, tuỳ vào ngành học nhỏ hơn mà bạn sẽ được học những kỹ năng khác nhau về lập trình

6. Kỹ thuật máy tính

su khac biet giua cac nganh cntt

Kỹ thuật máy tính được đánh giá là một ngành khó học, được lai tạp giữa Điện - Điện tử và Khoa học máy tính, khi học bạn sẽ sở hữu cả các kỹ năng về điện lẫn các kỹ năng về Khoa học máy tính

  • Ngành Khoa học máy tính chủ yếu tập trung đào tạo phát triển các hệ thống máy tính nhỏ gọn, gọi là các hệ thống nhúng, phát triển phần mềm cho các hệ thống nhúng..
  • Các môn học: Giải tích mạch, Xử lý tín hiệu, Thiết kế mạch điện, các môn về KHMT như Kiến trúc máy tính, Lập trình Drivers, Bảo trì hệ thống nhúng,...

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 2023, Viện Công Nghệ Thông Tin ITPlus tuyển sinh các chuyên ngành: 

Ban Truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề