Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức công bố cấu trúc bài thi Đánh giá tư duy 2023

29-12-2022 21:22

Các năm trở lại đây, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức kỳ thi Đánh giá tư duy để xét tuyển các thí sinh có nguyện vọng đăng ký vào trường. Để phù hợp hơn với chương trình giáo dục phổ thông, trong năm nay, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến điều chỉnh nội dung các phần thi của bài thi đánh giá tư duy theo hướng gọn nhẹ, xóa bỏ tư duy theo tổ hợp môn học.

Theo đó, tổng thời gian của bài thi gồm 150 phút cho 3 nội dung thi gồm: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Giải quyết vấn đề (60 phút) với hình thức thi là hoàn toàn Trắc nghiệm. Bài thi sẽ được tổ chức nhiều đợt thi trong năm, thí sinh dự thi sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết quả thi và có thể sử dụng để xét tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước có nhu cầu.

1. Cấu trúc và nội dung các phần thi của bài thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội áp dụng từ năm 2023

2. Khung tiêu chí đánh giá:

3. Sơ lược nội dung các phần thi:

a) Phần Tư duy Toán học: 

Phần thi này làm bài trong vòng 60 phút, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm đánh giá toàn bộ sự phát triển năng lực và tư duy toán của học sinh thông qua chương trình Toán học lớp 11, 12 và phạm vi nhỏ kiến thức số học.

Nội dung phần thi gồm kiến thức về: Số học; Đại số; Hàm số; Hình học; Thống kê và xác xuất. Cấu trúc câu hỏi đòi hỏi phải có ý nghĩa cả về vấn đề và ngữ cảnh, đại diện cho các mối quan hệ toán học; truy cập các kiến thức toán học bằng trí nhớ; kết hợp với thông tin đã cho; mô hình hóa, tính toán và thao tác toán học; diễn giải; áp dụng các kỹ năng lập luận, đưa ra quyết định dựa trên toán học và thuật toán/tựa thuật toán phù hợp.

Phần thi này kiểm tra tư duy định lượng và áp dụng phần tính toán hoặc việc ghi nhớ các công thức của thí sinh. Các câu hỏi phân bổ từ dễ đến khó để đảm bảo phân hóa được mức độ chính xác của thí sinh. Thí sinh được phép sử dụng máy tinh cầm tay theo quy định.

b) Phần thi Tư duy Đọc hiểu: 

Các thí sinh có thời gian 30 phút để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nhằm đo lường khả năng đọc nhanh và hiểu đúng của thí sinh.

Các câu hỏi của yêu cầu học sinh chuyển hóa ý nghĩa từ một số văn bản thuộc các thể loại: Văn bản khoa học, Văn bản văn học, Văn bản báo chí... nhằm đo lường khả năng thu thập được thông tin với những gì được tuyên bố rõ ràng và lập luận để xác định ý nghĩa tiềm ẩn. Cụ thể là, các câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng các kỹ năng viện dẫn và lập luận để xác định các ý chính, định vị và giải thích các chi tiết quan trọng; hiểu chuỗi các sự kiện, so sánh, hiểu mối quan hệ nhân quả, xác định ý nghĩa của từ, cụm từ và các tuyên bố dựa vào ngữ cảnh. Khái quát hóa, phân tích giọng văn và phương pháp của tác giả; phân tích các đòi hỏi và bằng chứng trong các cuộc tranh luận và tích hợp thông tin từ nhiều văn bản liên quan. Nội dung đọc hiểu trong đề thi đa dạng, phong phú liên quan tới những chủ đề về khoa học, công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, y dược.

c) Phần thi Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề: 

Giống với phần tư duy Toán học, ở phần thi này thí sinh có 60 phút để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Mục đích của phần thi đó là đo lường cách giải thích, phân tích, đánh giá, lý giải và các kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết trong lĩnh vực khoa học.

Phần thi tư duy khoa học của bài thi là một tập hợp các thông tin khoa học, theo sau đó là các câu hỏi trắc nghiệm nhằm đo lường khả năng: Tính, giải thích được dữ liệu, chỉ ra được phương án phù hợp với thông tin khoa học; Thiết lập và thực hiện được các mô hình đánh giá, suy luận và kết quả thử nghiệm.

Thông tin khoa học được truyền tải theo một trong ba định dạng khác nhau: biểu diễn dữ liệu (đồ thị khoa học, bảng biểu và sơ đồ), tóm tắt nghiên cứu (mô tả một hoặc nhiều thí nghiệm liên quan) hoặc quan điểm xung đột (hai hoặc nhiềutóm tắt mô hình lý thuyết, hiện tượng không phù hợp với nhau).

4. Mô tả các mức độ

Có ba mức độ tư duy được đánh giá:

1) Mức độ 1: Tư duy tái hiện

Mức độ này thể hiện khả năng ghi nhớ kiến thức, thực hiện tư duy theo những công thức đã được học, được thể hiện qua các hành động như: xác định, tìm kiếm, lựa chọn, nhắc lại, đặt tên, ghép nối, so sánh...

2) Mức độ 2: Tư duy suy luận

Đây là mức độ đánh giá khả năng lập luận, thực hiện tư duy phân tích, tổng hợp dựa theo quy trình thích ứng qua các hành động như phân loại, so sánh, chỉ được minh chứng, tổng hợp, vận dụng, đưa ra lí lẽ, suy luận, giải thích, áp dụng, tóm tắt...

3) Mức độ 3: Tư duy bậc cao

Mức độ này thực hiện các mô hình đánh giá, giải thích dựa trên các bằng chứng như phân tích, đánh giá, phân biệt, phán đoán, lập luận (nhiều bước), kiểm tra giả thuyết...

Bảng phân bố các mức độ theo phần thi:

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hiện tại, Viện CNTT ITPlus có tổ chức các khóa học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:

Ban Truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề

1